Vật liệu xây dựng nào dưới đây được sử dụng nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo
Xuất bản: 19/10/2021 - Cập nhật: 14/09/2023 - Tác giả: Hà Anh
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: C
Vật liệu xây dựng được sử dụng nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững đó làgạch không nung.
Gạch không nunghay gạch block là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng. Quy trình sản xuất gạch không nung không dùng nhiên liệu như than, củi... để đốt, tiết kiệm nhiên liệu năng lượng và không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường. Không dùng nguyên liệu đất sét khai thác từ đất nông nghiệp để sản xuất, tránh làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực.
Gạch không nung (gạch block)
Câu hỏi liên quan
Hiện nay đối với việc bảo vệ môi trường, ngoài việc khắc phục ô nhiễm và suy thoái, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề nào? Hiện nay đối với việc bảo vệ môi trường, ngoài việc khắc phục ô nhiễm và suy thoái, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề cải thiện chất lượng môi trường.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường? Hoạt động góp phần bảo vệ môi trường là thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định.
Việc thu gom, phân loại rác thải vừa mang lại lợi ích bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, hơn hết chính là giảm được nguồn rác thải ra môi trường. Nếu các gia đình luôn có ý thức phân loại rác thải sẽ mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch hơn.
Là người yêu động vật và có ý thức bảo vệ môi trường rất cao, em nên tham gia câu lạc bộ nào để thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường? Là người yêu động vật và có ý thức bảo vệ môi trường rất cao, em nên tham gia câu lạc bộ nhặt rác Hồ Gươm để thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Phong trào nhặt rác Hồ Gươm được khởi xướng lần đầu tiên vào tháng 10/2012 bởi một doanh nhân người Nhật có tên Tohru Ninomiya. Đều đặn vào 8 giờ sáng chủ nhật hàng tuần, ngày nắng cũng như ngày mưa, ông cầm trên tay chiếc túi và kẹp đi nhặt rác ở khu vực hồ Hoàn Kiếm. Sau đó có rất nhiều người được truyền cảm hứng và tham gia cùng ông, lập nên nhóm Làm sạch đẹp hồ Gươm Nhóm ngày càng có nhiều thành viên tham gia và lan tỏa sức mạnh ra cộng đồng.
Nước ta chủ trương phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển: Nước ta chủ trương phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.
Phát triển bền vữnglà sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ.
Trong bảo vệ môi trường thì hoạt động nào có tầm quan trọng đặc biệt? Trong bảo vệ môi trường thì hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt đó là bảo vệ rừng.
Rừng là một hệ sinh thái môi trường bao gồm thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật, đất và các yếu tố môi trường xung quanh khác. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người… Rừng giữ không khí trong lành, điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn, bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất.