Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là đất đất ở nhiều nơi bị bạc màu.
Đặc điểm phát triển ngành nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng:
- Đứng thứ hai cả nước về diện tích và sản lượng lương thực.
- Năng suất lúa cao nhất cả nước nhờ trình độ thâm canh cao và cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
- Vụ đông với nhiều cây ưa lạnh đã trở thành vụ chính.
- Chăn nuôi gia súc (đặc biệt là lợn) chiếm tỉ trọng lớn nhất nước.
- Ngành đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản được chú ý phát triển.
Mặt khác, theo Wikipedia thì diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 100% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng. Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa hè nóng ẩm nhưng mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô, làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng. Tài nguyên khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp cho các cây trồng ưa lạnh Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng. Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông, du lịch) Khoáng sản không nhiều, đáng kể nhất là trữ lượng than nâu trữ lượng dự tính là 8,8 tỉ tấn. Khí thiên nhiên được thăm dò và khai thác ở Tiền Hải – Thái Bình. Tuy nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá phong phú như đá vôi hàng tỉ tấn...
Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là
Xuất bản: 29/10/2020 - Cập nhật: 10/10/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là do ở đây có một mùa đông lạnh, thích hợp trồng các cây cận nhiệt, ôn đới.
Hướng phát triển nông nghiệp chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng là hiện đại hóa, gắn với chế biến và dịch vụ.
Giải pháp chủ yếu phát triển cây thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng là sản xuất thâm canh, gắn với thị trưởng tiêu thụ.
Giải pháp chủ yếu phát triển cây ăn quả ở Đồng bằng sông Hồng là tăng chuyên canh, gắn với thị trường tiêu thụ.
Đất nông nghiệp chiếm 51.2 % diện tích đồng bằng. Trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ.
Chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là do nguồn thức ăn dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn
Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là do vùng này có Cơ sở nguồn thức ăn dồi dào
Vấn đề việc làm ở vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành một trong những vấn đề nan giải, nhất là khu vực thành thị vì số dân đông, kết cấu dân số trẻ nguồn lao dộng dồi dào, nền kinh tế còn chậm phát triển
Yếu tố quan trọng nhất giúp Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực lớn ở nước ta là đất phù sa màu mỡ
Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng là đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ