Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là tuyến nào?

Xuất bản: 29/10/2020 - Cập nhật: 01/08/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là tuyến nào? ... nằm trong bộ đề Trắc nghiệm địa 12 bài 30 : Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Câu Hỏi Và Trả lời

CÂU HỎI

Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là tuyến nào?

TRẢ LỜI

Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là Đường sắt Thống Nhất.

Theo số liệu từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hiện nay mạng lưới đường bộ hiện nay có tổng chiều dài 4.161 km, với 2.651 km đường trục chính.

Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm 5 tuyến đường sắt chính nối liền 34 tỉnh thành: Hà Nội – TP.HCM; Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Đồng Đăng; Hà Nội – Quán Triều (Tp. Thái Nguyên). Kép (Bắc Giang) – Uông Bí – Hạ Long (Quảng Ninh). Kép (Bắc Giang) – Lưu Xá (Thái Nguyên).

Ngoài ra, Đường sắt Việt Nam còn được kết nối với Đường sắt Trung Quốc theo hai hướng: Vân Nam (Trung Quốc) qua tỉnh Lào Cai và Quảng Tây (Trung Quốc) qua tỉnh Lạng Sơn.

Hiện nay, tuyến đường sắt dài nhất nước ta là Đường sắt Thống Nhất (hay gọi là tuyến đường sắt Bắc Nam). Đường sắt Thống Nhất là tuyến đường sắt bắt đầu từ thủ đô Hà Nội và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đường sắt Thống Nhất chạy gần như song song với Quốc lộ 1A, có nhiều đoạn nối với nhau, nhất là ở các tỉnh lỵ. Tổng chiều dài của Đường sắt Thống Nhất là 1730 km.

Câu hỏi liên quan
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông, cho biết tuyến đường sắt từ Hà Nội nối với cửa khẩu quốc tế nào sau đây?

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông, tuyến đường sắt từ Hà Nội nối với cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai là cửa khẩu quốc tế nằm tại phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai thông thương qua cầu Hồ (Hồ Kiều) bắc qua sông biên giới Nậm Thi, tới cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu thuộc huyện Hà Khẩu, châu tự trị Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết điểm đầu và điểm cuối của tuyến đường sắt Thống Nhất từ Bắc vào Nam?

Điểm đầu và điểm cuối của tuyến đường sắt Thống Nhất từ Bắc vào Nam là Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam trang 23.

Tuyến đường sắt nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ?

Tuyến đường sắt được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là Vinh - Đông Hà

Mạng lưới đường sắt phân bố ở khu vực nào dày đặc nhất nước ta?

Mạng lưới đường sắt của nước ta hiện nay được phân bố dày đặc nhất ở miền Bắc. Với sự đầu tư và phát triển từ chính phủ, các tuyến đường sắt chính kết nối miền Bắc với thủ đô Hà Nội và các khu vực kinh tế trọng điểm, các tuyến đường sắt nổi bật như: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Đồng Đăng, Lưu Xá – Kép- Uông Bí- Bãi Cháy. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và di chuyển của người dân trong khu vực.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến đường sắt Thống Nhất không chạy qua vùng kinh tế nào sau đây?

Tuyến đường sắt Thống Nhất xuất phát từ Hà Nội (vùng Đồng bằng sông Hồng) và kết thúc ở TP. Hồ Chí Minh (vùng Đông Nam Bộ). Như vậy, tuyến đường sắt Thống Nhất không chạy qua 3 vùng kinh tế, đó là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong số các tuyến đường sắt sau đây, tuyến dài nhất là

Trong số các tuyến đường sắt sau đây, tuyến dài nhất là Hà Nội – Lào Cai

Tuyến đường sắt đầu tiên được Pháp xây dựng là tuyến đường nào?

Tuyến đường sắt đầu tiên được Pháp xây dựng là tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông, cho biết tuyến đường sắt từ Hà Nội nối với cửa khẩu quốc tế nào sau đây?

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông, ta thấy tuyến đường sắt từ Hà Nội nối với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, điểm nối tuyến đường cao tốc Nam Ninh – Hà Nội, là cầu nối quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, phía Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117, đây đều là các cột mốc cỡ lớn, có gắn Quốc huy của hai nước. Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị nằm trên Quốc lộ 1A, cách thành phố Lạng Sơn 17 km về phía bắc, cách Hà Nội 171 km về phía đông bắc.

đề trắc nghiệm địa lý 12 mới nhất

X