Tư tưởng chỉ đạo nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta là tích cực chủ động tiến công tiến công liên tục từ nhỏ tới lớn, từ cục bộ đến toàn bộ.
Tư tưởng chỉ đạo nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta như thế nào?
Xuất bản: 30/10/2020 - Cập nhật: 04/11/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Một trong những nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta là lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.
Bổ sung kiến thức:
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, dân tộc Việt Nam thường phải đương đầu với các thế lực xâm lược mạnh hơn ta rất nhiều lần. Vì vậy, lựa chọn đường lối chiến tranh nhân dân là sự lựa chọn duy nhất đúng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta; trong đó “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh” là nội dung nghệ thuật quân sự chủ đạo, phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của đất nước, dân tộc. Nghệ thuật đó không những trở thành truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, mà còn thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc của văn hóa quân sự Việt Nam.
Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta là vị trí địa lí, khả năng kinh tế, điều kiện chính trị văn hóa xã hội của dân tộc Việt Nam trước đây.
Một trong những nội dung nghệ thuật đánh giặc thể hiện tính mềm dẻo, khôn khéo của tổ tiên là nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận.
Trong nội dung nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, vị trí của mặt trận quân sự được xác định là mặt trận cơ bản chi phối các mặt trận khác, ảnh hưởng đến kết quả chiến tranh.
Nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta là cơ sở để Đảng ta vận dụng, kế thừa, phát triển, hình thành nghệ thuật đánh giặc cho Cách mạng.
Trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, thực hiện "cách tiến công" tích cực, chuẩn bị tiến công liên tục, từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ.
Một trong những nội dung nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên là lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.
Trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, vị trí mặt trận chính trị được xác định là mặt trận quan trọng nhất tạo điều kiện cho các mặt trận khác.
Lí do trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên thực hiện kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận là bởi vì đó là truyền thống, kinh nghiệm giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh của dân tộc ta.
Lực lượng đánh giặc được thể hiện trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên là toàn dân tộc, thực hiện "trăm họ là binh, toàn dân đánh giặc".