Từ sự sụp đổ của Liên Xô. Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì để xây dựng và

Xuất bản: 18/03/2021 - Cập nhật: 18/09/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng

Câu Hỏi:

Từ sự sụp đổ của Liên Xô. Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì để xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Từ sự sụp đổ của Liên Xô. Việt Nam rút ra bài học xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay.

Kiến thức bổ sung:

Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam bao gồm:

- Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.

- Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương.

- Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.

- Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

- Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Xuất phát từ nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sụ sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu: đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí (chấp nhân chế độ đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa) => bài học quan trọng nhất là bài học thứ nhất: kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững quyền lãnh đạo của đảng.

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Sau khi Liên Xô tan rã (1991), quốc gia nào sau đây được kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Sau khi Liên Xô tan rã (1991), quốc gia được kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Liên bang Nga.

Sự sụp đổ của độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu dẫn đến hậu quả gì?

Sự sụp đổ của các nước xã hội Đông Âu và Liên Xô dẫn đến hậu quả:

– Kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

– Hội đồng tương trợ kinh tế chấm dứt hoạt động (6-1991).

– Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể (1-7-1991).

Sau khi Liên Xô tan rã, "quốc gia kế tục" là Liên bang Nga được kế thừa

Theo SGK Lịch sử 12 trang 17
Sau khi Liên Xô tan rã, "quốc gia kế tục" là Liên bang Nga được kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô tại nước ngoài.

Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hy vọng

Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hy vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

Địa vị pháp lý của Liên bang Nga sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã là

Địa vị pháp lý của Liên bang Nga sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã là “Quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài

đề trắc nghiệm lịch sử thi mới nhất

X