Từ năm 1948 đến năm 1950, sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đó là Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa vào ngày 26-1-1950.
Giải thích:
Do không thỏa mãn với quy chế tự trị, nhân dân Ấn Độ đã tiếp tục đấu tranh giành độc lập trong những năm 1948 - 1950. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Từ năm 1948 đến năm 1950 sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ
Xuất bản: 22/12/2020 - Cập nhật: 11/09/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Điểm khác biệt trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á là hình thức đấu tranh. Nhân dân Ấn Độ chủ yếu đấu tranh ôn hòa còn nhân dân Đông Nam Á hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang.
Trong công cuộc xây dựng đất nước (1950 - 2000), cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
Theo SGK Lịch sử 12, nội dung Ấn Độ: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giai cấp tư sản lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ.
Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Đảng Quốc đại.
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ.
Đỉnh cao của cao trào Cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ là cuộc tổng bãi công trong 6 ngày của công nhân Bom - Bay (6 – 1908).
Giải thích:
Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908 phản đối bản án 6 năm tù của Ti-lắc (người đứng đầu phái cực đoan của Đảng Quốc đại - kiên quyết chống Anh). Vụ án Ti-lắc thổi bùng lên một đợt đấu tranh mới. Nhân dân nơi đây đã xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Nhân dân các thành phố khác cũng hưởng ứng. Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Bengan.
Mâu thuẫn gay gắt nhất trong xã hội Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX là giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
Giải thích:
Giữa thế kỉ XIX, từ những chính sách cai trị của thực dân Anh về kinh tế và chính trị - xã hội đã làm cho mâu thuân giữa nhân dân Ấn Độ và thực dân Anh trở thành mâu thuẫn gay gắt nhất.
Theo SGK Lịch sử 12, nội dung Ấn Độ: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh đòi độc lập.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đứng đầu là M. Gandi phát triển mạnh mẽ.
Theo “phương án Maobáttơn”, Ấn Độ chia cắt thành hai nước là Ấn Độ và Pakixtan.
Giải thích:
Theo phương án Maobáttơn (1947), Ấn Độ bị chia cắt thành hai quốc gia tự trị dựa trên cơ sở khác biệt tôn giáo đó là: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
Nội dung không phản ánh đúng chính sách của thực dân Anh với nhân dân Ấn Độ đó là hòa hợp các dân tộc.
Giải thích:
Các chính sách của thực dân Anh với nhân dân Ấn Độ giữa thế kỉ XIX sau khi đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị ở Ấn Độ.