Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?

Xuất bản: 17/11/2020 - Cập nhật: 03/06/2024 - Tác giả: Giang

Câu Hỏi:

Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Trước tình hình nhà Tống ráo riết xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo: "tiến công trước để tự vệ". Lịch sử gọi kế sách của Lý Thường Kiệt là "tiên phát chế nhân".
Theo SGK Lịch sử 7 trang 39, Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trường độc đáo, sáng tạo"tiến công trước để tự vệ". Ông thường nói: Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc. Do đó, ông đã gấp rút chuẩn bị cho cuộc tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống gần biên giới Đại Việt.

Giang (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp “tiên phát chế nhân” nghĩa là:

Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp tiên phát chế nhân nghĩa là ra tay trước chế phục người, tiên phát chế nhân là một kế sách trong “Tam thập lục kế”, nghĩa là ra tay trước chế phục người. Ở đây, Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp tiên phát chế nhân trong quân sự nghĩa là chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động.

Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?

Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.


Giải thích: Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu là những nơi gần biên giới và tập trung lương thực và khí giới chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của quân Tống. Lý Thường Kiệt tấn công vào 3 căn cứ này để làm cho quân Tống gặp khó khăn về lương thực và khí giới.

Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là:

Lý Thường Kiệt chủ trương "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc". Ông gấp rút chuẩn bị cuộc tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống, gần biên giới như: Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu.

Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước?

Để giải quyết những khó khăn trong nước nhà Tống không chọn tiến hành cải cách đất nước mà tiến hành chiến tranh xâm lược Đại Việt. Vì cho rằng nếu đánh bại Đại Việt thế Tống sẽ tăng các nước Liêu- Hạ sẽ phải kiêng nể.

Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp “tiên phát chế nhân” nghĩa là:

Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp tiên phát chế nhân nghĩa là chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động.

Năm 1077, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Tống tại

Năm 1077, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Tống tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh)

Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì?

Nhà Tống xúi giục Cham-pa đành vào phía Nam Đại Việt để làm phân tán lực lượng của nhà Lý khi phải cùng một lúc chống lại 2 kẻ thù.

Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nước ta lần thứ hai:

Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nước ta lần thứ hai năm 1075 – 1077.

Lý Thường Kiệt đã đem quân vượt biên giới để phá tan sự chuẩn bị của quân Tống vào năm nào?

Lý Thường Kiệt đã đem quân vượt biên giới để phá tan sự chuẩn bị của quân Tống vào năm 1075

Nhà sư nào đã cải trang làm người lái đò chở sứ giả Lý Gác nhà Tống qua sông và là tác giả của 4 câu thơ dưới đây khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước? "Vận nước như mây cuốn Trời Nam mở thái bình Vô vi trên điện các Xứ xứ hết đao binh"

- Nhà sư Pháp Thuận là người đã được vua Lê Đại Hành rất tín nhiệm và được cử đi đón sứ giả Lý Giác của nhà Tống năm 987. Nhà sư đã cải trang làm người lái đò. Khi nhìn thấy một đôi ngỗng đang bơi trên sông, Lý Giác bất giác ngâm hai câu thơ:

đề trắc nghiệm lịch sử 7 mới nhất

X