Trong truyện Vợ Chồng A Phủ hình ảnh nắm lá ngón” được nhắc đến mấy lần?

Xuất bản: 26/10/2020 - Cập nhật: 07/11/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng

Câu Hỏi:

Trong truyện “Vợ Chồng A Phủ” hình ảnh “nắm lá ngón” được nhắc đến mấy lần?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Trong truyện Vợ Chồng A Phủ” hình ảnh nắm lá ngón” được nhắc đến ba lần.
- Lần thứ nhất:
+ Bối cảnh xuất hiện: Khi mới về làm dâu nhà thống lí Phá Tra, nỗi đau đớn tủi cực khiến Mị sống không bằng chết, sống như một xác người trong kiếp cầm súc và rồi “có áp bức có đấu tranh”. Cô tìm về cha già, tay cầm nắm lá ngón.
+ Nội dung, ý nghĩa: “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất. Nhưng lại là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho người muốn sang trang mới. Rõ ràng, đây là sự phản kháng quyết liệt nhưng vô vọng – một hình thức phản kháng bị động .sự xuất hiện của “lá ngón” lúc này mang tầm ý nghĩa tố cáo cao độ: Sự dã man của xã hội ép buộc con người lương thiện đi tìm cái chết. lá ngón cũng là hiện thân cho nỗi thống khổ của nhân dân, cho những tích tụ đắng cay, đầy đau đớn và uất hận.
- Lần thứ hai:
+ Bối cảnh xuất hiện: Khi Mị chấp nhận quay trở về nhà thống lý , tiếp tục sống kiếp làm dâu gạt nợ. Dần dà ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi, ý thức phản kháng mất đi, Mị không còn nghĩ đến chuyện ăn lá ngón tự vẫn nữa
+ Nội dung, ý nghĩa: Lá ngón phai mờ tượng trưng cho sự ham sống đã nguội lạnh. Mị buông xuôi không bởi cô chấp thuận, cô đông thuận mà sự thả trôi kia là kết cục của cuộc tự đấu tranh trong đơn độc, dai dẳng cuối cùng kết thúc bằng sự mỏi mệt và tuyệt vọng đổ ập xuống đôi bờ vai yếu ớt.
- Lần thứ ba:
+ Bối cảnh xuất hiện: Trong đêm tình mùa xuân với tiếng sáo làm hồi sinh sức sống trong Mị.
+ Nội dung, ý nghĩa: Lá ngón lại lần nữa xuất hiện với tầng ý nghĩa giải thoát, giải thoát khỏi địa ngục trần gian. Địa ngục trần gian ở đây không đơn giản là nỗi đau xác thịt và linh hồn khi bị hành hạ, mà địa ngục thật sự khi phải sống trong lầm than với những hồi ức ngọt ngào cứ hiện hữu. “Lá ngón” nâng tầm ý nghĩa lên một nấc nữa, đó là “sự tự ý thức”. Đánh dấu sự trở lại của ý thức sống, đánh dấu sự thức tỉnh của một tâm hồn tưởng chừng như đã “chết đi trong cõi sống”.

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Chủ đề của tác phẩm Vợ chồng A Phủ là:

Chủ đề của tác phẩm Vợ chồng A Phủ là phản ánh số phận đau thương và quá trình đến với con đường tự do, con đường cách mạng của các dân tộc ít người ở Tây Bắc.

"Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi", Mị như đã trở thành người vô cảm. Nhưng cũng có lúc Mị đã bừng tỉnh khát vọng sống, đó là khi

"Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi", Mị như đã trở thành người vô cảm. Nhưng cũng có lúc Mị đã bừng tỉnh khát vọng sống, đó là khi tết đến và "những đêm tình mùa xuân đã tới".

Trong Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã xây dựng các nhân vật theo kiểu nào

Trong Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã xây dựng các nhân vật theo kiểu nhân vật số phận và tâm trạng.

Trong truyện “Vợ chồng A Phủ”  địa danh Hồng Ngài gắn với sự kiện nào trong dường đời của Mỵ và  A Phủ?

Trong truyện Vợ chồng A Phủ địa danh Hồng Ngài gắn với sự kiện nào trong dường đời của Mỵ và A Phủ là hai người bị hành hạ như nô lệ.

Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) đã cắt dây mây cởi trói cho A Phủ vì lí do nào sau đây?

Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) đã cắt dây mây cởi trói cho A Phủ vì Mị nhìn thấy những giọt nước mắt của A Phủ .

Đoạn trích giảng Vợ chồng A Phủ kể chuyện

Đoạn trích giảng Vợ chồng A Phủ kể chuyện Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.

Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm bao nhiêu?

Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952

Nội dung sau về tác phẩm Vợ chồng A Phủ đúng hay sai?

“Vợ chồng A Phủ là sản phẩm của chuyến thâm nhập thực tế, cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng”.

Nhận xét đúng: Vợ chồng A Phủ là sản phẩm của chuyến thâm nhập thực tế, cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng.

Vợ chồng A Phủ được in trong tác phẩm nào?

Vợ chồng A Phủ được in trong tác phẩm Truyện Tây Bắc .
“Vợ chồng A Phủ” được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953). Tập truyện được trao giải Nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955.

đề trắc nghiệm ngữ văn 12 mới nhất

X