Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới đó là Mĩ.
Bổ sung kiến thức:
Trong suốt thập kỉ 90, nền kinh tế - tài chính của Mĩ đã thực sự vững chãi khi tiếp tục trải qua nhiều đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn luôn đứng đầu thế giới.
- Giai đoạn 1945 - 1973 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.
- Giai đoạn 1973 - 1991 trải qua thời kì suy thoái kéo dài do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới. Năm 1983, kinh tế bắt đầu phục hồi. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế - tài chính nhưng tỷ trọng trong nền kinh tế thế giới đã giảm hơn so với trước.
- Giai đoạn 1991 - 2000, kinh tế Mĩ phát triển xen kẽ suy thoái ngắn nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới, tạo ra được 25% giá trị tổng sản phẩm trên toàn thế giới và có vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế như WTO, WB, IMF.
Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây có nền kinh tế đứng đầu
Xuất bản: 01/03/2023 - Cập nhật: 01/11/2023 - Tác giả: Hà Anh
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản là kinh tế Mĩ phát triển nhanh và luôn giữ vững địa vị hàng đầu.
Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là kinh tế phát triển nhanh nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.
Trong khoảng 1865 - 1894, kinh tế Mỹ từ hàng thứ nhất nhảy lên đứng đầu thế giới.
So với thế giới, GDP của Hoa Kì (năm 2004) chiếm 28,5%.
Chi tiết:
- GDP Hoa Kì năm 2004 đạt 11667,5 tỉ USD, chiếm gần 1/3 tổng GDP thế giới (28,5% năm 2004).
- GDP của Hoa Kì lớn hơn GDP của các châu lục như châu Phi, châu Á và nhỏ hơn châu Âu (14146,7 tỉ USD - năm 2004).
Nguyên nhân không đưa đến sự suy yếu của kinh tế Mỹ từ những năm 70 của thế kỉ XX là tác động của chủ nghĩa khủng bố
Nguyên nhân không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai là: tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.
Sự phát triển kinh tế của các nước Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã cho thấy quy luật phát triển không ổn định của chủ nghĩa tư bản.
Nguyên nhân chung nhất dẫn đến sự phát triển kinh tế Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản là áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật.
Khoảng 20 sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai