Trong quá trình đẳng tích, độ biến thiên nội năng

Xuất bản: 09/12/2020 - Cập nhật: 08/09/2023 - Tác giả: Giang

Câu Hỏi:

Trong quá trình đẳng tích, độ biến thiên nội năng

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Trong quá trình đẳng tích, độ biến thiên nội năng ∆U = Q.

Giải thích
Theo nguyên lí I nhiệt động lực học ta có: ∆U = A + Q
Trong quá trình đẳng tích, hệ không sinh công tức A = 0 => ∆U = Q.

Giang (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Trên đồ thị (p,V) đường đẳng tích là:

Trên đồ thị (p,V) đường đẳng tích là đường thẳng song song với trục p.

Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích. Trong hệ tọa độ (p,V) đường đẳng tích là đường thẳng song song với trục p.


Trong hệ tọa độ (p,T), đường đẳng tích là:

Trong hệ tọa độ (p,T), đường đẳng tích là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.

Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích. Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng tích là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.

Đặc điểm nào sau đây không phải của quá trình đẳng tích của một khối khí lí tưởng?

Đặc điểm sau đây không phải của quá trình đẳng tích của một khối khí lí tưởng: Áp suất khối khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.

Giải thích: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí lí tưởng nhất định, áp suất khối khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối của khối khí đó (định luật Sác-lơ). Áp suất của khối khí phụ thuộc vào nhiệt độ:

Trong quá trình đẳng tích:

Trong quá trình đẳng tích, nhiệt lượng tham gia bằng sự biến thiên nội năng.

Quá trình đẳng tích là một quá trình nhiệt động lực học, trong đó, thể tích của hệ kín không biến đổi theo thời gian. Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt. Khi vật nhận nhiệt lượng từ vật khác hay tỏa nhiệt ra cho vật khác thì nhiệt độ của vật thay đổi.

Trên đồ thị (V,T) đường đẳng tích là đường:

Trên đồ thị (V,T) đường đẳng tích là đường thẳng vuông góc với trục V.

Đường đẳng tích là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi. Trong hệ tọa độ (V,T) đường đẳng tích là đường thẳng vuông góc với trục V.

Quá trình nào sau đây không phải là quá trình đẳng tích?

Quá trình sau đây không phải là quá trình đẳng tích: Bọt khí nổi lên từ đáy một hồ nước.

Giải thích: Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi. Bọt khí nổi lên từ đáy một hồ nước thì thể tích sẽ thay đổi, do thay đổi với áp suất bên ngoài khiến thể tích bong bóng sẽ càng ngày càng lớn khi nổi lên từ đáy.

Quá trình đẳng tích là:

Theo định luật Sác-lơ, quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi. 

Quá trình đẳng tích là một quá trình nhiệt động lực học, trong đó, thể tích của hệ kín không biến đổi theo thời gian. Ví dụ về quá trình đẳng tích: quá trình nung nóng khí trong bình kín, không đàn hồi. Sự cô lập của khí trong bình tạo nên một hệ kín, lượng khí này được cung cấp một lượng nhiệt cụ thể dẫn đến quá trình nhiệt động lực học. Bình không giãn nở giúp duy trì điều kiện thể tích không đổi.

Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình đẳng tích ở hai thể tích khác nhau được biểu diễn trên hình vẽ. Quan hệ giữa ${ }{V}_{1}{,}{ }{V}_{2}$ là:

Quan hệ giữa ${ }{V}_{1}{,}{ }{V}_{2}$ là: ${V}_{1} > {V}_{2}$

Giải thích: Theo lý thuyết về đường đẳng tích, với những thể tích khác nhau của cùng một khối lượng khí, ta có những đường đẳng tích khác nhau. Các đường đẳng tích ở trên ứng với thể tích nhỏ hơn các đường đẳng tích ở dưới.

Đường đẳng tích là:

Đường đẳng tích là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi. Với những thể tích khác nhau của cùng một khối lượng khí, ta có những đường đẳng tích khác nhau. Các đường đẳng tích ở trên ứng với thể tích nhỏ hơn các đường đẳng tích ở dưới.

đề trắc nghiệm vật lý 10 mới nhất

X