Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật ở pha tiềm phát chưa tăng.
Giải thích
Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha cơ bản: pha tiềm phát, pha cấp số, pha cân bằng và pha suy vong.
Pha tiềm phát (pha lag) tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Vi sinh vật thích nghi với môi trường, tổng hợp mạnh vật chất chuẩn bị cho sự phân bào.
Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật ở pha tiềm phát
Xuất bản: 10/11/2020 - Cập nhật: 27/09/2023 - Tác giả: Phạm Dung
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành
Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
Hình thức nuôi cấy không liên tục không có đặc điểm nào sau đây?
Hình thức nuôi cấy không liên tục không có đặc điểm quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn chỉ trải qua 2 pha đó là pha cân bằng và pha suy vong.
Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh. Pha đó là
Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh. Pha đó là pha lũy thừa
Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn đạt mức cực đại và không đồi, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. Pha pha đó là
Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn đạt mức cực đại và không đồi, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. Pha đó là pha cân bằng
Môi trường nuôi cấy không liên tục là
Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong số lượng cá thể giảm dần vì
Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong số lượng cá thể giảm dần vì
-Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt
-Chất độc hại đối với vi sinh vật được tích lũy quá nhiều
-Vi sinh vật trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều
Vai trò của vi sinh vật cộng sinh đối với động vật nhai lại:
1. VSV cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzim xenlulaza tiêu hoá xenlulozơ; tiêu hóa các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất hữu cơ đơn giản.
VSV cộng sinh giúp động vật nhai lại tiêu hóa xenlulozo ở dạ cỏ, còn dạ múi khế giúp động vật nhai lại tiêu hóa VSV cộng sinh thành protein
Hóa chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật:
Hóa chất có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật là: Phenol.
Hợp chất phenol
Căn cứ vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia các hình thức dinh dưỡng ở vi sinh vật thành mấy kiểu?
Căn cứ vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia các hình thức dinh dưỡng ở sinh vật thành 4 kiểu:
+ Quang tự dưỡng
+ Quang dị dưỡng
+ Hóa tự dưỡng
+ Hóa dị dưỡng.
Ở nông thôn có thể dùng phân gia súc, gia cầm, rác hữu cơ để ủ trong các hầm Bio-gas. Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật yếm khí, chất hữu cơ sẽ phân hủy tạo ra một loại phân bón chất lượng cao và khí Bio-gas dùng để đun nấu trong gia đình. Nên phát triển các hầm Bio-gas vì
Nên phát triển các hầm Bio-gas vì
- Vốn đầu tư không lớn
- Đảm bảo vệ sinh môi trường và mầm các bệnh bị tiêu diệt
- Có nguồn năng lượng sạch và thuận tiện.