Trong một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào: khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
Theo Luật Minh Khuê
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân được hiểu như sau:
+ Một là: Mọi công dân nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bất kỳ công dân nào không phân biệt nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng quyền của cá nhân như quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, danh dự sức khỏe nhân phẩm,…. Không chỉ bình đẳng về quyền mà công dân nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật cũng sẽ bình đẳng trong nghĩa vụ với nhà nước. Đó là các nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ quân sự,…
+ Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
Trong một điều kiện như nhau thì công dân hoàn toàn được bình đẳng về quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Tuy nhiên mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng, điều kiện, hoàn cảnh.. của mỗi người. Ngoài ra để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội.
Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như
Xuất bản: 18/12/2020 - Cập nhật: 04/08/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng
Câu Hỏi:
Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào
Câu hỏi trong đề: Đề luyện thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2021 số 3 (có đáp án)
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: B