Số phát biểu đúng là 3.
Giải thích:
(a) Đúng, vì ở bước 2 xảy ra phản ứng thủy phân saccarozơ trong môi trường axit, tạo ra 2 loại monosaccarit là glucozơ và fructozơ.
(b) Đúng, vì nếu không loại bỏ H2SO4 dư thì ở bước 4, H+ sẽ hòa tan Cu(OH)2 kết quả thí nghiệm thu được không như mong muốn.
(c) Sai, vì NaHCO3 kém bền nhiệt, dễ bị phân hủy làm quá trình xảy ra phức tạp, ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Cụ thể, nếu lượng axit H2SO4 ít sẽ khó đánh giá chính xác giai đoạn khí CO2 thoát ra hết so với khi dung dịch đã nguội.
(d) Đúng, dung dịch thu được có màu xanh lam, là phức của ion Cu2+ với glucozơ và fructozơ (có thể có cả saccarozơ còn dư).
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 - 3 giọt
Xuất bản: 11/01/2021 - Cập nhật: 17/11/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng
Câu Hỏi:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 - 3 giọt CuSO$_{4}$ 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch. Lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1).
Bước 2: Rót 1,5 ml dung dịch saccarozơ 1% vào ống nghiệm (2) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$. Đun nóng dung dịch trong 2 - 3 phút.
Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ $NaHCO_{3}$ tinh thể vào ống nghiệm (2) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thấy khí $CO_{2}$.
Bước 4: Rót dung dịch trong ống nghiệm (2) vào ống nghiệm (1), lắc đều cho đến khi tủa tan hoàn toàn.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, thu được dung dịch có chứa hai loại monosaccarit.
(b) Mục đính chính của việc dùng $NaHCO_{3}$ là nhằm loại bỏ $H_{2}SO_{4}$
(c) Ở bước 3, việc để nguội dung dịch là không cần thiết.
(d) Sau bước 4, thu được dung dịch có màu xanh lam.
Số phát biểu đúng là?
Đáp án và lời giải
Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể ?
Vật không có cấu trúc tinh thể là cốc thủy tinh.
Giải thích:
- Tinh thể được cấu trúc bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học xác định, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. Chất rắn có cấu trúc tinh thể được gọi là chất rắn kết tinh, ví dụ như muối ăn, kim cương, thạch anh...
X và Y là hai cacbohiđrat đều có nhiều trong cây mía. X là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt. Y là chất rắn ở dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị. Thủy phân hoàn toàn X, Y trong môi trường axit đều thu được chất Z. Tên gọi của Y, Z lần lượt là
X là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt → X là saccarozơ.
Y là chất rắn ở dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị → Y là xenlulozơ.
Thủy phân hoàn toàn X, Y trong môi trường axit đều thu được sản phẩm chung là glucozơ (chất Z).
Khi nói về mạng tinh thể điều nào sau đây sai?
Khi nói về mạng tinh thể thì điều sau đây sai: Mạng tinh thể của tất cả các chất đều có hình dạng giống nhau.
Giải thích:
Mạng tinh thể là cấu trúc không gian của các hạt vật chất, được lặp đi lặp lại và tạo thành một mô hình định hình. Mạng tinh thể bao gồm các điểm lưới của các hạt vật chất, gọi là các nút (nodes), và các kết nối giữa các nút, gọi là các liên kết (bonds). Các mạng tinh thể có thể được tạo ra từ các nguyên tử, phân tử, ion hoặc các hạt vật chất khác.
Hãy xác định công thức hóa học của muối natri cacbonat ngậm nước biết rằng khi nung 3,1 gam tinh thể này đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là 2,65 gam.
Công thức hóa học của muối natri cacbonat ngậm nước cần tìm là Na2CO3.H2O.
Hòa tan 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được dung dịch X. Đem điện phân dung dịch X (các điện cực trơ) với cường độ dòng điện 1,34A trong 4 giờ. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) lần lượt là (Biết hiệu suất điện phân là 100 %):
Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) lần lượt là 6,4 gam và 1,792 lít.
Giải chi tiết:
nCuSO4.5H2O = 50/250 = 0,2 mol; nHCl = 0,12
ne = It/F = 0,2
Catot:
Cu2+ + 2e → Cu
0,2 0,2 0,1
→ mCu = 6,4 gam
Anot:
2Cl- → Cl2 + 2e
0,12 0,06 0,12
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mạng tinh thể?
Các phát biểu đúng khi nói về mạng tinh thể:
- Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.
Tính chất chỉ có ở chất rắn đơn tinh thể là:
Tính chất chỉ có ở chất rắn đơn tinh thể là tính dị hướng.
Giải thích:
Chất rắn đơn tinh thể là chất rắn được cấu tạo từ một tinh thể, tức các hạt của nó sắp xếp trong cùng một mạng tinh thể chung. Chất đơn tinh thể có tính dị hướng.
Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là?
X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho → X là Glucozơ
X + H2 → Y nên Y là sobitol.
Khi so sánh đặc tính của vật rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình, kết luận nào sau đây là sai?
Khi so sánh đặc tính của vật rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình, kết luận sau đây là sai: Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.