Bước 1: Fe + H2SO4 loãng —> FeSO4 + H2
Bước 2: 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
(a)(b) Đúng
(c) Sai, sản phẩm Fe3+ (vàng nhạt), Cr3+ (xanh nhạt) nên dung dịch có màu xanh hơi vàng.
(d) Đúng
(đ) Sai, ở bước 2, Cr2O72- bị khử thành Cr3+
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:– Bước 1: Cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ
Xuất bản: 12/06/2024 - Cập nhật: 12/06/2024 - Tác giả: Hà Anh
Câu Hỏi:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm chứa 5 ml dung dịch H2SO4 loãng, dư. Để khoảng 5 phút.
– Bước 2: Lấy đinh sắt ra, thêm từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch vừa thu được.
Cho các nhận định sau:
(a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng của Fe với H2SO4, tạo thành muối FeSO4 và giải phóng khí H2.
(b) Ở bước 2, xảy ra phản ứng oxi hóa muối FeSO4 bằng K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4.
(c) Ở bước 2, dung dịch chuyển dần sang màu nâu đỏ, đó là do Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+.
(d) Khi thêm từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch, thấy màu da cam phân tán vào dung dịch rồi nhạt dần.
(đ) Ở bước 2, Cr2O72- bị khử thành Cr2+.
Số nhận định đúng là