Tiến hành thí nghiệm sau:– Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước cất.– Bước 2:

Xuất bản: 06/01/2021 - Cập nhật: 23/08/2023 - Tác giả: Chu Huyền

Câu Hỏi:

Tiến hành thí nghiệm sau:
– Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước cất.
– Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt anilin vào ống nghiệm, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm.
– Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, dung dịch thu được trong suốt.
(b) Sau bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.
(c) Sau bước 3, dung dịch thu được trong suốt.
(d) Sau bước 3, trong dung dịch có chứa muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước.
(e) Sau bước 2, dung dịch bị vẩn đục.
Số phát biểu đúng là:

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

(1) Sai, anilin không tan nên phân lớp.
(2) Sai, anilin có tính bazơ rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Đúng: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (tan)
(4) , (5) Đúng

Chu Huyền (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Anilin (C6H5NH2) tạo kết tủa trắng khi cho vào

Anilin (C6H5NH2) tạo kết tủa trắng khi cho vào dung dịch nước brom.

Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều phản ứng với

Giải thích:

  • B. Anilin không phản ứng với NaOH
  • C. Phenol không phản ứng với HCl
  • D. không có chất nào phản ứng với NaCl
Anilin và phenol đều phản ứng với nước Br2. Phương trình hóa học Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều phản ứng với nước Br2 như sau:

Cho các chất: C6H5NH2, C6H5OH, CH3NH2, NH3. Chất nào làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

CH3NH2 và NH3 làm quỳ tím chuyển thành màu xanh. Giải thích

  • C6H5NH2 (anilin): Do _NH2 gắn trực tiếp lên vòng benzen làm giảm mật độ electron tử nguyên tử N mạnh= > không làm đổi màu quỳ tím
  • CH3NH2: có nhóm metyl đẩy electron làm tăng mật độ electron ở N. =>tính bazo mạnh làm đổi màu quỳ tính chuyển sang màu xanh.
  • NH3: có khả năng làm cho quỳ tím ẩm chuyên sanh màu xanh.
  • C6H5OH : không làm đổi màu quỳ tím, do nó có tính axit vì có hiệu ứng cộng hưởng xảy ra trong phân tử.

Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

Trong dãy các chất phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là 2 bao gồm phenol và phenylamoni clorua.
Phương trình hóa học xảy ra:
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O

Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với dung dịch

Brom phản ứng vừa đủ với phenol hoặc anilin ở điều kiện thường đều cho kết tủa trắng. Phản ứng này dùng để nhận biết phenol và anilin

Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là

Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là stiren, anilin, phenol (C6H5OH)

Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là

Dùng nước Brom :
+) Benzen : không có hiện tượng
+) Anilin : có xuất hiện kết tủa vàng
+) Stiren : nước Brom bị mất màu

Để rửa sạch lọ đã đựng anilin người ta dùng

Để rửa sạch lọ đã đựng anilin người ta dùng dung dịch HCl và nước.

Để tách phenol ra khỏi hỗn hợp phenol, anilin, benzen, người ta cần dùng lần lượt các hóa chất nào sau đây (không kể các phương pháp vật lí).

Để tách phenol ra khỏi hỗn hợp phenol, anilin, benzen, người ta cần dùng lần lượt các hóa chất NaOH, HCl.

đề trắc nghiệm hoá học Thi mới nhất

X