Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi kí Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt.
Với Hiệp ước Hác-măng (25/8/1883), nhà nước phong kiến Việt Nam với tư cách một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) đã đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Về hình thức, tuy thực dân Pháp có giao lại cho triều đình Huế ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía Bắc; tỉnh Bình Thuận ở phía Nam và cho triều đình Huế quyền có quân đội riêng; nhưng trên thực tế, Việt Nam đã hoàn toàn lọt vào tay Pháp. Với Hiệp ước Patơnốt, Việt Nam đã bị chia cắt làm ba miền với 3 chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì là xứ bảo hộ và Nam Kì là xứ thuộc địa.
Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?
Xuất bản: 24/11/2020 - Cập nhật: 26/08/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã bắt tay thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh ra Bắc Kì
Năm 1954, thực dân Pháp có hoạt động là xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- Năm 1897, Toàn quyền Pôn Đu-me hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Trong thời kì 1946 - 1954, chiến thắng Việt Bắc thu - đông của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp.
Căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) không phải là nơi đối phương bất khả xâm phạm.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), chiến thắng Biên giới năm 1950 của quân dân Việt Nam có ý nghĩa phá vỡ thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch với căn cứ địa Việt Bắc.
Sự kiện đánh dấu Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam là Hiệp ước Hác – măng và hiệp ước Pa – tơ - nốt được ký kết.
Nội dung nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi của thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam cuối năm 1950 là ra sức phát triển ngụy quân.
Một trong những điểm khác giữa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862 với cuộc kháng chiến chống Pháp ở giai đoạn trước là kết hợp chống Pháp và chống phong kiến đầu hàng.
Trong những năm đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam (từ năm 1858 đến năm 1860), thực dân Pháp bị thiệt hại nặng nhưng vẫn đứng vững được ở Việt Nam để tiếp tục mở rộng xâm lược vì sai lầm về đường lối, chiến thuật của triều đình Huế.