Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội là học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn, nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc không phải là ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911).
Mở đầu cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương ngày 10 - 10 - 1911.
Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc.
Theo SGK Lịch sử 11 trang 15:
Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc đã lan rộng khắp các tỉnh. Hoa kiều ở nước ngoài cũng nhiệt liệt hưởng ứng phong trào. Trước tình hình đó, Tôn Trung Sơn từ châu Âu về Nhật Bản, hội bàn với những người đứng đầu các tổ chức cách mạng trong nước để thống nhất lực lượng thành một chính đảng.
Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội là trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, đại biểu công nông.
Tổ chức Trung Quốc đồng minh hội do Tôn Văn, Tống Giáo Nhân đứng đầu
Cuộc khởi nghĩa do Trung Quốc Đồng minh hội phát động diễn ra đầu tiên ở Vũ Xương.
Ngày 10/10/1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng và lan rộng ra tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
Điểm cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để đó là: Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.
Ý không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc
Trung Quốc Đồng minh hội chủ trương đưa cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản
Giải thích: Hội chủ trương xây dựng cơ sở và phát động khởi nghĩa vũ trang lật đổ vương triều nhà Thanh, kiến lập chính thể Cộng hòa. Các lãnh đạo chủ chốt của Hội gồm Tôn Trung Sơn, Tống Giáo Nhân, Hoàng Hưng, Hoàng Nguyên Tú, Chương Thái Viêm. Hội phát triển mạnh tại Trung Quốc và cả ở các cộng đồng người Hoa ở hải ngoại.