Hộ gia đình là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.
Kiến thức bổ sung:
Có 3 bộ phận hợp thành tạo nên cơ cấu nền kinh tế: ngành kinh tế, thành phần kinh tế và lãnh thổ.
- Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm các ngành hình thành nên nền kinh tế đó. Cơ cấu ngành kinh tế được chia thành 3 nhóm: Nông – lâm – ngư nghiệp, Công nghiệp – Xây dựng, Dịch vụ. Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ và Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao. Ngược lại, ở các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao hơn, mặc dù công nghiệp và dịch vụ đã tăng mạnh.
- Cơ cấu thành phần kinh tế thì được chia 3 nhóm: thành kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân.
- Cơ cấu lãnh thổ (tỉnh, thành, khu vực…) là kết quả của quá trình phân công lao động theo địa lý.
Kinh tế tư nhân có cơ cấu bao gồm:
Thành phần kinh tế tư nhân có cơ cấu bao gồm: Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
Nhắc lại lý thuyết:
Kinh tế tư nhân:
+ Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
+ Bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân.
Việc mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động công nghiệp nhằm:
Việc mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động công nghiệp nhằm phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển sản xuất.
Giải thích:
Theo SGK Địa lí 12 trang 117: "Trong những năm gần đây, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động công nghiệp đã được mở rộng nhằm phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển sản xuất. Xu hướng chung là giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2005, tỉ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta của các khu vực tương ứng là 25,1%, 31,2% và 43,7%.