Tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.
Bổ sung những kiến thức bạn cần biết thêm:
Theo Wiki: Hiến pháp Liên bang Nga dựa trên sự tan rã Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, sự thông qua các bản tuyên ngôn về chủ quyền quốc gia của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô là nền tảng tất yếu cho việc thông qua Hiến pháp mới của Liên bang Nga thay thế Hiến pháp năm 1978, phản ánh những thay đổi đã và đang diễn ra trong xã hội. Ngày 12/6/1990, Đại hội dân biểu lần thứ nhất Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô – viết Liên bang Nga (Xô – viết Tối cao) đã thông qua Tuyên bố về chủ quyền quốc gia Nga, đồng thời xác định tính tất yếu của việc thông qua bản Hiến pháp mới. Tại Đại hội này, Ủy ban Hiến pháp đã được thành lập. Tháng 3/1992, bản dự thảo Hiến pháp chính thức được công bố và lấy ý kiến công chúng.
Tháng 6/1993, theo Sắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga, Hội nghị lập hiến đã được triệu tập nhằm hoàn chỉnh dự thảo Hiến pháp. Các hoạt động chủ yếu của hội nghị được triển khai ở 5 nhóm đại biểu. Đến tháng 11/1993, công tác tu chính dự thảo Hiến pháp đã được Hội đồng lập hiến hoàn tất với sự tham gia của các đại biểu từ các cơ quan chính quyền, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn...
Theo điều khoản về việc toàn dân biểu quyết đối với dự thảo Hiến pháp Liên bang Nga được phê chuẩn bởi Sắc lệnh của Tổng thống Nga, ngày 12 tháng 12 năm 1993, cuộc trưng cầu dân ý nhằm thông qua Hiến pháp đã được tổ chức. Kết quả là 54,8% số cử tri có tên trong danh sách tham gia cuộc trưng cầu và 58,4% số cử tri tham gia bỏ phiếu đã ủng hộ bản dự thảo Hiến pháp. Hiến pháp Liên bang Nga chính thức có hiệu lực vào ngày 25 tháng 12 năm 1993.
Tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế
Xuất bản: 23/06/2023 - Cập nhật: 25/10/2023 - Tác giả: Hà Anh
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế. Đồng thời, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN,…).
Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần 1 ở Liên Xô trong lĩnh vực nông nghiệp là tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.
Để đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao mức sống của người nông dân luôn là mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô viết. Để thực hiện mục tiêu này, trong thời gian tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã thi hành chính sách tập thể hóa nông nghiệp, đưa người nông dân vào con đường làm ăn tập thể và xây dựng các nông trang lớn để tiện cho việc áp dụng những tiến bộ kĩ thuật và máy móc hiện đại.
Việc nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.
Địa hình của Liên bang Nga có đặc điểm là cao ở phía đông, thấp dần về phía tây.
Diện tích rừng của Liên bang Nga đứng đầu thế giới (886 triệu ha), chủ yếu là rừng lá kim. Phần lớn diện tích rừng của Nga tập trung ở phần lãnh thổ phía Đông.
Đại bộ phận phần phía Tây của Liên bang Nga là đồng bằng và vùng trũng.
Dầu mỏ, khí tự nhiên của Liên bang Nga tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Tây Xi-bia.
Địa hình: cao ở phía Đông, thấp dần về phía Tây. Dòng sông Ê-nít-xây chia Liên bang Nga thành 2 phần rõ rệt:
+ Phía Tây: Chủ yếu là đồng bằng, gồm đồng bằng Đông Âu cao, màu mỡ. Đồng bằng Tây xi-bia nhiều đầm lầy, nhiều dầu mỏ, khí đốt. Dãy U-ran giàu khoáng sản than, dầu mỏ, quặng sắt, kim loại màu... thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
Vấn đề dân cư mà Nhà nước Liên bang Nga quan tâm nhất hiện nay là dân số giảm và già hóa dân số.