Sự kiện không xảy ra trong pha sáng là cacbohidrat được tạo ra.
Bổ sung kiến thức:
Sản phẩm của pha sáng là O2, ATP, NADPH, pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng Mặt Trời đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH → Sản phẩm của pha sáng gồm ATP, NADPH và O2 (có nguồn gốc từ quá trình quang phân li nước).
Pha sáng chỉ có thể diễn ra khi có ánh sáng, còn pha tối có thể diễn ra cả khi có ánh sáng và cả trong tối.
Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP và NADPH (nicôtinamit ađênin đinuclêôtit phôtphat).
Trong pha tối, nhờ ATP và NADPH được tạo ra trong pha sáng, CO2 sẽ được biến đổi thành cacbohiđrat.
Pha sáng diễn ra ở màng tilacôit còn pha tối diễn ra trong chất nền của lục lạp. Quá trình sử dụng ATP và NADPH trong pha tối sẽ tạo ra ADP và NADPH. Các phân tử ADP và NADP+ này sẽ được tái sử dụng trong pha sáng để tổng hợp ATP và NADPH.
Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH. Vì vậy, pha này còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
Sự kiện nào sau đây không xảy ra trong pha sáng?
Xuất bản: 10/11/2020 - Cập nhật: 22/09/2023 - Tác giả: Phạm Dung
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Chu trình xảy ra trong pha tối của quá trình quang hợp là chu trình Canvin
Sống tự dưỡng quang hợp cơ ở thực vật, tảo.
Tự dưỡng là quá trình cơ thể sinh vật tự tổng hợp được chất hữu cơ (hay vô cơ) cần thiết cho cơ thể (ví dụ như cacbohidrat ở thực vật và một số nhóm sinh vật tự dưỡng) sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời, nước, cacbonic để tổng hợp ra chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm khí cacbonic và nước
Ở thực vật, quá trình quang hợp được thực hiện chủ yếu thông qua cấu trúc bào quan lục lạp.
Sản phẩm của pha sáng không phải là NADH mà là NADPH
Pha tối diễn ra ở chất nền của lục lạp
Quá trình khử CO2 diễn ra ở pha tối
Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp → X là tinh bột:
6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2
Thủy phân hoàn toàn X (xúc tác axit) thu được chất Y → Y là glucozơ:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
Kết luận: Hai chất X và Y lần lượt là tinh bột và glucozơ.
Quang hợp của cây chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình từ 20-30⁰C
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi - SGK trang 72.