Trang chủ

Sự kiện nào đánh dấu sự xói mòn của trật tự hai cực Ianta?

Xuất bản: 22/12/2020 - Cập nhật: 22/10/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng

Câu Hỏi:

Sự kiện nào đánh dấu sự xói mòn của trật tự hai cực Ianta?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Sự kiện Cách mạng Trung Quốc thắng lợi năm 1949 đã đánh dấu sự xói mòn của trật tự hai cực Ianta.

Giải thích:
Trật tự hai cực Ianta đứng đầu là Liên Xô và Mĩ, đặc trưng là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Nếu bên nào mạnh hơn thì trật tự đó sẽ xói mòn. Ngày 1-10-1949, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc thành công (1949), nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Trung Quốc thành công cũng làm cho hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á, làm tăng sức mạnh của phe chủ nghĩa xã hội và làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.

Câu hỏi liên quan
Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào?

Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau Hội nghị Ianta của ba cường quốc.

Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vào thời gian nào?

Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vào năm 1991.
Giải thích chi tiết:
Trật tự hai cực Ianta bao gồm sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Mĩ và Liên Xô. Trật tự này sẽ sụp đổ khi một cực bị tan rã. Năm 1991, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, trật tự hai Ianta cũng theo đó sụp đổ.

Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?

Gọi là trật tự hai cực Ianta vì tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Với Hội nghị Ianta phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc đã hình thành nên trật tự thế giới mới do Mĩ và Liên Xô đứng đầu đại diện...

Tại sao gọi là “Trật tự hai cực Ianta”?

Gọi là Trật tự hai cực Ianta tại vì ở Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia phạm vi ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở châu Âu, châu Á.

Giải thích:
Sở dĩ trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai là vì thế giới có sự phân chia thành 2 cực, đứng đầu mỗi cực là Mĩ và Liên Xô. Sự phân chia này được đặt nền tảng, khuôn khổ từ Hội nghị Ianta (4 - 11/2/1945)

So với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt nào sau đây?

Bằng phương pháp so sánh, ta có: So với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt là phản ánh so sánh lực lượng cân bằng giữa các nước thắng trận. => Chọn C.

“Trật tự hai cực Ianta” bị sụp đổ vì:

“Trật tự hai cực Ianta” bị sụp đổ vì mô hình xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô.

Giải thích:
Sau nhiều năm trì trệ và khủng hoảng kéo dài đến những năm 1989 - 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở các nước Đông Âu và Liên bang Xô viết. Ngày 28/6/1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể; ngày 1/7/1991, Tổ chức Hiệp ước Vacsava cùng ngừng hoạt động. Với cực “Liên Xô” tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại và trật tự thế giới hai cực Ianta chính thức sụp đổ.

Nét khác biệt giữa trật tự hai cực Ianta với hệ thống Vecsxai- Oasinhtơn là

Nét khác biệt giữa trật tự hai cực Ianta với hệ thống Vecsxai - Oasinhtơn là hình thành 2 phe Tư bản chủ nghĩa và phe Xã hội chủ nghĩa.

Sự kiện nào có tính chấtđột phágóp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta?

Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thành công (1949) có tính chất “đột phá” góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.

Ý nào sau đây thể hiện đặc trưng nổi bật của trật tự hai cực Ianta?

Thế giới chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa thể hiện đặc trưng nổi bật của trật tự hai cực Ianta.

Giải thích:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự hai cực Ianta được xác lập với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, di hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.

Đang xử lý...

đề trắc nghiệm lịch sử Thi mới nhất