Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920) là sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản.
Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng
Xuất bản: 07/04/2023 - Cập nhật: 14/05/2024 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
Đáp án và lời giải
Trong thời gian hoạt động ở Liên Xô (1923 – 1924), Nguyễn Ái Quốc đã tham dự đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động là tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân khi đang hoạt động ở Liên Xô.
Năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp huấn luyện cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) được xuất bản thành tác phẩm Đường Kách mệnh.
Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (12 -1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản phản ánh Sự chuyển biến trong hành động tiếp nối từ sự chuyển biến tháng 7 -1920.
Sau khi về Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một số thanh niên Việt Nam trở thành cán bộ cách mạng.
Khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (7 - 1920), Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định được con đường duy nhất để giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.
Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (năm 1930) được nhận xét là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo dựa trên cơ sở giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Điểm tiến bộ trong cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối là khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực tế để tiếp cận chân lý.
Trong Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), Nguyễn Ái Quốc xác định nội dung của “cách mạng tư sản dân quyền” là chống đế quốc giành độc lập dân tộc.