So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài ngưng trệ hơn.
Giải thích:Nhờ những chính sách this cực để phát triển kinh tế như đẩy mạnh khai hoang, cấp nông cụ, lập làng ấp,... nên kinh tế Đàng Trong phát triển hơn Đàng Ngoài. Trong khi đó do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều, đồng thời chính quyền Đàng Ngoài không quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai hoang nên kinh tế kém phát triển hơn Đàng Trong.
Tình hình kinh tế Đàng Trong
Về nông nghiệp:Từ đầu thế kỷ 17, Nam Bộ còn là một cùng đất hoang vu, nhiều đồi núi. Từ khi khai phá vùng này, chúa Nguyễn đã rất quan tâm đến nông nghiệp. Từ đó hàng loạt con sông và kênh đào được đào ở Thuận Quảng, những vùng đất hoang vu ở Nam Bộ trở thành đất trồng trọt. Kết quả là nghề nông của Đàng Trong đã tạo ra 26 giống lúa nếp và 23 giống lúa tẻ.Về thủ công nghiệp:Do sự tác động từ sự du nhập của khoa học kỹ thuật phương Tây, thủ công nghiệp Đàng Trong không chỉ phát triển về quy mô mà còn xuất hiện nhiều ngành nghề mới như đóng tàu, thuyền, khai thác mỏ, chế tạo súng,…
Về cơ bản thì Đàng Trong có những nét tương đồng trong phát triển thủ công nghiệp so với Đàng Ngoài. Những trong ngành khai thác mỏ, Đàng Trong không có nhiều tài nguyên khoáng sản như Đàng Ngoài, chỉ có một số mỏ sắt và mỏ vàng.
Tình hình kinh tế Đàng Ngoài
So với Đàng Trong, thì tình hình kinh tế đàng Ngoài kém phát triển hơn, cụ thể:Về nông nghiệp:Những cuộc xung đột kéo dài và chiến tranh liên tiếp đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, chính quyền Lê – Trịnh lại ít quan tâm đến thủy lợi và không tổ chức khai hoang, trồng trọt.
Các ruộng đất tại công làng bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang nhiều, tình trạng mất mùa, đói kém dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán khá nhiều.
Tuy vậy, do chính sách khuyến nông và sức lao động chăm chỉ của người dân nên đến đầu thế kỷ 18, nông nghiệp Đàng Ngoài có nhiều tiến bộ đáng kể hơn.
Về thủ công nghiệp:Thủ công nghiệp tại Đàng Trong và Đàng Ngoài có những phát triển tương đương nhau. Đặc biệt ở đây xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng đến tận bây giờ như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), gốm Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…
Thương nghiệp:Việc kịnh doanh buôn bán khá phát triển, nhất là các huyện vùng đồng bằng và ven biển xuất hiện nhiều chợ và phố xá. Các thương nhân châu Á và châu Âu thường đến Phố Hiến, diễn ra nhiều hoạt động buôn bán tấp nập.Bên cạnh đó, tài Đàng Ngoài còn xuất hiện rất nhiều đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên).
Ở Đàng Ngoài, các chúa Trịnh cũng có thương nhân nước ngoài vào buôn bán vũ khí. Nhưng về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỷ XVIII, các thành thị dần suy tàn.