Sinh trưởng và phát triển của chim bồ câu bắt đầu từ khi hợp tử được hình thành cho tới khi chim nở ra đến khi chim chết..
Sinh trưởng và phát triển của chim bồ câu
Xuất bản: 01/12/2020 - Cập nhật: 25/10/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Phát biểu sai về chim bồ câu là: Không có mi mắt.
Chim bồ câu có mắt tinh, có mí thứ 3 rất mỏng vẫn nhìn được và vẫn bảo vệ được mắt khi bay.
Phát biểu đúng khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu: Khi đạp mái, manh tràng của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.
Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa lớn trong việc giảm sức cản không khí khi chim bay. Với thiết kế thân hình thoi, chim bồ câu có thể bay nhanh hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn trong quá trình bay. Điều này giúp cho chim bồ câu tiết kiệm được năng lượng và có thể bay xa hơn mà không .....
Ở chim bồ câu, tuyến phao câu có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước.
Đuôi ở chim bồ câu có vai trò là bánh lái, định hướng bay cho chim.
Bổ sung kiến thức:
Một số thông tin khác về chim bồ câu:
- Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
- Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
- Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
- Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.
Chim bồ câu mỗi lứa đẻ 2 trứng.
Lông ống ở chim bồ câu có vai trò làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng.
Da của chim bồ câu là da khô, phủ lông vũ.
Ngoài vai trò dự trữ khí cho hô hấp, hệ thống túi khí ở chim bồ câu có vai trò làm giảm khối lượng riêng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn.
Bộ não của chim bồ câu gồm não trước (đại não), não giữa (2 thùy thị giác) và não sau (tiểu não) phát triển hơn so với bò sát.