Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do sự phân chia của mô phân sinh đỉnh.
Sinh trưởng sơ cấp của cây là?
Xuất bản: 01/12/2020 - Cập nhật: 21/08/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Thế nào là sinh trưởng sơ cấp?
Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do sự phân chia của mô phân sinh đỉnh.
Sinh trưởng sơ cấp của cây là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và của rễ do hoạt động phân bào nguyên phân của mô phân sinh đỉnh (đỉnh thân và đỉnh rễ).
Lấy tủy làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?
Trong sinh trưởng sơ cấp, mạch rây phân bố ngoài tầng sinh mạch còn mạch gỗ nằm trong tầng sinh mạch.
Sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở:
Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm.
Sinh trưởng sơ cấp là quá trình sinh trưởng ở thực vật do sự phân chia của các mô phân sinh ngọn làm thực vật gia tăng chiều cao (chiều dài) tại đỉnh chồi, đỉnh rễ, đầu lá, mầm. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cây Một lá mầm và phần thân non của cây Hai lá mầm.
Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
Giải thích: Ở sinh trưởng sơ cấp không có hoạt động của tầng sinh bần, đây là hoạt động diễn ra ở sinh trưởng thứ cấp. Trong sinh trưởng thứ cấp, hoạt động của tầng sinh bần tạo ra tầng bần và vỏ.
Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là?
Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là diễn ra hoạt động của tầng sinh bần. Hoạt động của tầng sinh bần chỉ có ở sinh trưởng thứ cấp.
Thành phần cấu trúc nào sau đây trong cơ thể thực vật đảm bảo cho quá trình sinh trưởng sơ cấp của cơ thể thực vật?
Thành phần cấu trúc trong cơ thể thực vật đảm bảo cho quá trình sinh trưởng sơ cấp của cơ thể thực vật là mô phân sinh đỉnh.
Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây. Có các loại mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng.