Sau khi làm chủ hầu hết các vùng ở Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn

Xuất bản: 18/11/2020 - Cập nhật: 09/10/2023 - Tác giả: Giang

Câu Hỏi:

Sau khi làm chủ hầu hết các vùng ở Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn nhiệm vụ gì ?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Sau khi làm chủ hầu hết các vùng ở Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn nhiệm vụ là tiến quân ra Bắc, tiêu diệt chính quyền Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.

Giang (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc?

Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp cho lịch sử dân tộc đó là xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.

Thể chế chính trị ở Đàng Ngoài được gọi là:

Ở Đàng Ngoài Họ Trịnh nắm toàn bộ quyền thống trị nhưng phải dựa vào danh nghĩa của vua Lê, nhân dân gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".

Phong trào Tây Sơn mang tính chất:

Phong trào Tây Sơn mang tính chất của cuộc khởi nghĩa nông dân.

Giải thích: Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình Định) do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.

Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?

Ý không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái.
Giải thích: Phong trào nông dân Tây Sơn nổ ra trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt thành hai miền. Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của phong trào là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại, cường hào kéo bè kết cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ, đua nhau ăn chơi xa xỉ.

Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa quan trọng của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII đến các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Trong?

Nội dung phản ánh ý nghĩa quan trọng của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII đến các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Trong là: Tạo tiền đề cho khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài.

Phong trào Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?

Đối với sự nghiệp thống nhất đất nước, phong trào Tây Sơn có vai trò lật đổ các thế lực phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước.

Giải thích chi tiết:
Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ.

Phong trào Tây Sơn bắt đầu từ địa phương nào?

Phong trào Tây Sơn bắt đầu từ Tây Sơn thượng đạo.
Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.

Trong những năm 1786 - 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?

Trong những năm 1786 - 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Đồng thời, phong trào Tây Sơn cũng đã đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ .....

Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào?

Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm 1771.

Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ vào năm 1771 ở ấp Tây Sơn (Bình Định) do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo. Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân mang tính chất địa phương, đến giữa năm 1774 nghĩa quân đã kiểm soát một vùng đất rộng lớn từ Bắc Quảng Nam đến Nam Bình Thuận.

đề trắc nghiệm lịch sử 7 mới nhất

X