Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
Diễn biến ngắn gọn:
Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 - 7 - 1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế. bỗng có tiếng súng “thần công” nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực. Đó là cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thất Thuyết.
Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, chúng ra sức cố thủ, đến gần sáng thì đánh trả lại. Quân giặc tiến vào kinh thành, mặc sức giết người, cướp của và tàn phá. Trước tình hình đó. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.
Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì?
Xuất bản: 28/10/2021 - Cập nhật: 09/10/2023 - Tác giả: Cao Mỹ Linh
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Triều đình Huế thực hiện kế sách gì khi Pháp tấn công Gia Định
Kế sách Triều đình Huế thực hiện khi Pháp tấn công Gia Định là xây dựng phòng tuyến để phòng ngự
Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì ?
Chọn đáp án: B. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến.
Đại diện phái chủ chiến trong triều đình Huế là:
Tôn Thất Thuyết
Ý nào sau đây không phải là hành động của phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết?
Vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp chống lại thực dân Pháp
Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình Huế kí với Pháp:
Hiệp ước Hácmăng
Thực hiện những cam kết với Pháp trong Hiệp ước 1862, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh:
Gia Định, Định Tường, Biên Hòa
Ngày 6 - 6 - 1884, triều đình Huế kí với Pháp:
Hiệp ước Patơnốt
Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình Huế kí với Pháp một bản hiệp ước do Pháp thảo sẵn, thường được gọi là Hiệp ước:
Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình Huế kí với Pháp một bản hiệp ước do Pháp thảo sẵn, thường được gọi là Hiệp ước Hácmăng.
Hiệp ước Hác măng hay còn được gọi là Hòa ước Quý Mùi, đã được ký kết vào ngày 25 tháng 8 năm 1883 tại kinh đô Huế giữa đại diện ngoại giao Cộng hòa Pháp là François Jules Harmand và đại diện của triều Nguyễn chánh sứ Trần Định Túc, phó sứ Nguyễn Trọng Hợp. Hiệp ước này ra đời đánh dấu thời kỳ toàn bộ nước Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp ( giai đoạn 1883 – 1945).
Ngày 5 - 6 - 1862, triều đình Huế kí với Pháp:
Hiệp ước Nhâm Tuất