Sau Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại là mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới.
Giải thích:
Sau chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại: các nước đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.
Sau Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế
Xuất bản: 22/03/2023 - Cập nhật: 09/11/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Sự kiện nào chứng tỏ Chiến tranh lạnh đã bao trùm thế giới?
Sự kiện nào chứng tỏ Chiến tranh lạnh đã bao trùm thế giới đó là sự ra đời của khối quân sự NATO và Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va.
- NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) được thành lập vào năm 1949 bởi các nước phương Tây, bao gồm Mỹ, Canada, các nước châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Mục tiêu chính của NATO là bảo vệ các nước thành viên khỏi bất kỳ mối đe dọa nào từ phía Liên Xô và các nước Đông Âu. NATO đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì an ninh và ổn định của châu Âu trong suốt Chiến tranh Lạnh.
Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh là
Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh là sự phát triển của các cường quốc và Liên minh châu Âu (EU).
Nội dung nào sau đây là một trong những lí do thúc đẩy Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989)?
Nền kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng trì trệ là một trong những lí do thúc đẩy Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989).
Nhân tố chủ yếu đã chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau của thế kỉ XX:
Nhân tố chủ yếu đã chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau của thế kỉ XX là chiến tranh lạnh.
Giải thích
Năm 1947, xuất phát từ thông điệp của Tổng thống Truman phát biểu tại Quốc hội Mĩ đã đánh dấu cục diện “Chiến tranh lạnh” được thiết lập. Đây là cuộc chiến tranh không tiếng súng giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Mĩ và Liên Xô. Đây cũng là cuộc chiến tranh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa - tư tưởng. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới (chiến tranh vũ trang) nhưng trong gần nửa thế kỉ của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra như cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông,…
Năm 1947, quốc gia nào sau đây phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô?
Năm 1947, Mĩ là quốc gia đã phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô.
Yếu tố nào sau đây tác động đến sự hình thành một trật tự thế giới mới trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh?
Theo SGK Lịch sử 12, nội dung quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh: Sự phát triển của các cường quốc tác động đến sự hình thành một trật tự thế giới mới trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. => Chọn B.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước nào ở Châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ?
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước Đức ở Châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ.
Giải thích
Theo SGK Lịch sử 12, nội dung quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai:
- Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9-1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
Ý nào không phản ánh hậu quả do cuộc Chiến tranh lạnh để lại là
Ý "lợi dụng Chiến tran lạnh, chủ nghĩa khủng bố xuất hiện, đe dọa an ninh thế giới" không phản ánh hậu quả do cuộc Chiến tranh lạnh để lại là
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây phát động cuộc chiến tranh lạnh?
Theo SGK Lịch sử 12, nội dung quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh. => Chọn A.
Sau Chiến tranh lạnh, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc
Sau Chiến tranh lạnh, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc lấy kinh tế làm trọng tâm.