Quy tắc nắm tay phải xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua.
Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống
Xuất bản: 13/11/2020 - Cập nhật: 31/08/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Vì sao có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng?
Có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng vì ống dây cũng có hai cực từ như thanh nam châm.
Giải thích:
Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia. Hai đầu của ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai từ cực, đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực Nam.
Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?
Hiện tượng xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua là: thanh thép trở thành một nam châm.
Giải thích: Khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm.
Dòng điện một chiều là gì?
Dòng điện một chiều là dòng điện cung cấp bởi pin hay ac quy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều.
Dòng điện một chiều là dòng chuyển động của các hạt electron mang điện theo chiều chuyển động một hướng nhất định từ dướng sang âm hay dòng chuyển động của các điện tử tự do. Dòng điện một chiều được tạo ra bởi các nguồn như pin, nguồn điện, cặp nhiệt điện, ac quy...
Động cơ điện làm việc nhờ:
Động cơ điện làm việc nhờ dòng một chiều của ac quy.
Giải thích: Đối với hệ thống khởi động bằng động cơ điện, động cơ làm việc nhờ dòng điện một chiều lấy từ ac quy.
Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì?
Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử trong lòng ống dây
Dung dịch X gồm Cu(NO3)2 aM và KCl bM.
- Điện phân dung dịch X với điện cực trơ, dòng điện một chiều sau t giây thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và dung dịch X. Cho Fe vào dung dịch X thấy khối lượng thanh Fe giảm 0,6 gam.
Phát biểu sai là: Tại thời điểm 1,8t giây thì thể tích khí (đktc) ở anot là 1,232 lít.
Giải thích:
Khối lượng thanh Fe giảm nên dung dịch sau điện phân phải có H+.
Trong t giây, tại anot: nCl2 = u và nO2 = v
→ u + v = 0,04 (1)
Tại catot: nCu = u + 2v
nH+ = 4nO2 → nNO = nH+/4 = v
nCu2+ dư = p, bảo toàn electron → nFe phản ứng = p + 1,5v
Khi đặt một thanh sắt non vào trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:
Hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì cùng hướng.
Giải thích:
Do sắt non bị nhiễm từ của ống dây nên trở thành nam châm, khi ngắt điện thì sắt non mất hết từ tính. Do đó nếu đầu nào của ống dây là cực gì thì thanh sắt non sẽ có cực tính đó.
Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón cái choãi ra chỉ điều gì?
Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
Hay chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử trong lòng ống dây.
Các đường sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm:
Các đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây.