Nước nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp tác

Xuất bản: 26/11/2020 - Cập nhật: 22/09/2023 - Tác giả: Chu Huyền

Câu Hỏi:

Nước nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Nước ở khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là Cam-pu-chia.

Chu Huyền (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Ở khu vực Đông Nam Á, quốc gia nào được coi là một trong bốn con rồng kinh tế châu Á?

Ở khu vực Đông Nam Á, Xingapo được coi là một trong bốn con rồng kinh tế châu Á. Trong những năm 70 của thế kỉ XX, Xingapo chuyển mình mạnh với tốc độ tăng trưởng 12% (1966 – 1973) và trở thành “con rồng” nổi trội nhất trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á là Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Xingapo.

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho mức tiêu thụ điện bình quân đầu người ở Đông Nam Á còn thấp?

Công nghiệp là ngành tiêu thụ nhiều điện năng cho sản xuất. Công nghiệp Đông Nam Á chưa phát triển mạnh nên sản lượng điện tiêu thụ chưa cao. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho mức tiêu thụ điện bình quân đầu người ở Đông Nam Á thấp.

Đặc điểm nào dưới đây là hạn chế lớn nhất của nguồn lao động khu vực Đông Nam Á?

Đặc điểm hạn chế lớn nhất của nguồn lao động khu vực Đông Nam Á là tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.

Giải thích: Liên hệ kiến thức về nguồn lao động ở Đông Nam Á, ta thấy nguồn lao động của Đông Nam Á dồi dào, nhưng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế. Dân đông trong khi điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?

Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á không có đường biên giới với Trung Quốc.
Trung Quốc rộng gần 9,6 triệu km2, là nước rộng thứ tư thế giới nhưng cũng có đường biên giới với 14 quốc gia gồm: Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào, Việt Nam và Triều Tiên.

Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư Đông Nam Á hiện nay?

Đông Nam Á có số dân đông, hiện nay tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có chiều hướng giảm -> phản ánh tỉ lệ trẻ em giảm dần, tỉ lệ người già trong cơ cấu dân số có xu hướng tăng lên.

Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á?

Xem lại kiến thức về ngành dịch vụ ở Đông Nam Á
Giải thích: Đặc điểm ngành dịch vụ Đông Nam Á:
- Cơ sở hạ tầng của Đông Nam Á đang từng bước được hiện đại hóa.
- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.
- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.

Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải

Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải đường hàng không và đường biển do vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế với nhiều cảng biển, sân bay quốc tế quan trọng

Các đồng bằng ở Đông Nam Á lục địa màu mỡ, vì

Đông Nam Á ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa. Các đồng bằng có đất đai màu mỡ vì là đất phù sa có thêm các khoáng chất từ dung nham của núi lửa được phong hóa.

Các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á lục địa thường màu mỡ và đặc biệt thuận lợi với:

Các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á lục địa thường màu mỡ và đặc biệt thuận lợi với trồng lúa nước

đề trắc nghiệm địa lý 11 mới nhất

X