Văn minh Đại Việt ra đời gắn liền với thời kỳ độc lập tự chủ đầu tiên vào thời Ngô Vương Quyền (938). Tồn tại và phát triển cùng các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Tên gọi Đại Việt qua nhiều thời kỳ cũng có sự thay đổi: thời Đinh- Tiền Lê đặt tên nước là Đại Cồ Việt, thời Lý bắt đầu từ năm 1054 vua Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt, nhà Hồ đặt tên nước là Đại Ngu (An vui lớn) và tên gọi Đại Việt là tên gọi có lịch sử dài nhất.
Những cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt:
- Kế thừa nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc: Những di sản và truyền thống có từ thời Văn Lang- Âu Lạc tiếp tục được bảo lưu và phát triển.
- Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt: Năm 905, Khúc Thừa Dụ xưng Tiết độ sứ, là chủ An Nam đô hộ phủ. Năm 939, Ngô Quyền chính thức mở ra thời kỳ độc lập tự chủ.
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài: văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
=> Vậy cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt không có yếu tố: Nho giáo là tư tưởng chính thống trong suốt các triều đại phong kiến.