Nổi bật trong phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở In-đô-nê-xi-a diễn ra năm 1926 - 1927.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với sự phát triển của phong trào độc lập dân tộc, giai cấp công nhân,chủ nghĩa Mác-Lê-nin được truyền bá rộng rãi ở In-đô-nê-xi-a. Điều kiện đó đã đưa đến sự thành lập Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (tháng 5/1920).
Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a đã lãnh đạo cách mạng, tập hợp quần chúng đấu tranh, đưa phong trào cách mạng phát triển, lan rộng ra khắp cả nước, tiêu biểu là khởi nghĩa vũ trang ở Giava và Xumatơra. Mặc dù thất bại song cuộc khởi nghĩa đã làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan.
Nổi bật trong phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á dưới sự lãnh đạo
Xuất bản: 24/11/2020 - Cập nhật: 24/08/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra rất sôi nổi và quyết liệt tiêu biểu như khởi nghĩa vũ trang ở In-đô-nê-xi-a (1926 - 1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á.
- Ở Lào, nhiều bộ tộc đã tham gia phong trào chống Pháp. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo kéo dài hơn 30 năm (1901 - 1936).
Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là: Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến mới, nhiều Đảng Cộng sản ra đời.
Sự kiện lịch sử thế giới đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đó là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là sự tồn tại song song của hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản. Đây thực chất cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo tuyệt đối phong trào đấu tranh giữa khuynh hướng .....