Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất trong phong trào cách mạng 1930

Xuất bản: 20/01/2021 - Cập nhật: 24/10/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng

Câu Hỏi:

Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 vì:

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 vì ở Nghệ An và Hà Tĩnh là nơi có đội ngũ cán bộ đảng đông nhất cả nước.
Bổ sung:
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3/2/1930, vừa mới ra đời Đảng đã tổ chức và lãnh đạo một phong trào quần chúng lớn mạnh, xưa nay chưa từng có trong cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của Nhân dân bùng lên mạnh mẽ từ đầu năm 1930 trên khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Phong trào đấu tranh đặc biệt mạnh mẽ từ Ngày Quốc tế lao động 01/5/1930, lần đầu tiên công nông và dân chúng tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình. Từ thành phố đến nông thôn, trên cả ba miền đất nước đã xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ Đảng, mít tinh, bãi công, biểu tình, tuần hành thị uy. Cao trào cách mạng do Đảng chủ trương và phát động đã diễn ra trên 25 tỉnh thành trong cả nước, trong đó Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất.
Phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh được mở đầu bằng cuộc đấu tranh của công - nông Vinh - Bến Thủy vào ngày 01/5/1930. Nhân dân các huyện Nghi Xuân, Hương Khê, Thanh Chương, Đô Lương hưởng ứng, tổ chức treo cờ, mít tinh, diễu hành, đấu tranh kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930.
Từ đấu tranh chính trị, quần chúng đã biểu tình với những vũ khí thô sơ. Mở đầu thời kỳ đấu tranh vũ trang là cuộc biểu tình của khoảng 3.000 nông dân Nam Đàn ngày 30/8/1930 buộc tri huyện phải ký nhận vào bản yêu sách của nhân dân. Ngày 1/9/1930, tại Thanh Chương đã nổ ra cuộc biểu tình với quy mô rộng của trên 2 vạn nông dân trong 5 tổng. Trong hai ngày 7 và 8/9/1930, hàng ngàn nông dân các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên phối hợp biểu tình, kéo về tỉnh lỵ Hà Tĩnh… vùng lên đấu tranh mạnh mẽ.
Từ giữa tháng 9/1930, phong trào đấu tranh của quần chúng chuyển biến vượt ra ngoài dự kiến của các cấp bộ Đảng. Quần chúng đã vũ trang tự vệ, biểu tình thị uy có vũ trang, tiến công vào cơ quan chính quyền của địch ở địa phương. Đặc biệt, cuộc đấu tranh của hơn 8.000 nông dân Hưng Nguyên nổ ra ngày 12/9/1930 để hưởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân các huyện và cuộc bãi công của công nhân Vinh - Bến Thủy, phản đối chính sách khủng bố của bọn thực dân và phong kiến tay sai. Thực dân Pháp cho máy bay tới ném bom, làm 217 người chết, 125 người bị thương, càng làm cho phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân vùng lên như bão táp. Những cuộc biểu tình có vũ khí thô sơ có sự hỗ trợ của Đội Tự vệ đỏ, nông dân nhiều huyện ở Nghệ Tĩnh dồn dập tấn công huyện đường. Trước cao trào cách mạng của quần chúng, chính quyền cai trị bị rối loạn, ở nhiều xã bị tan rã. Các tổ chức cơ sở đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo quần chúng thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lý đời sống của mình, thực hiện nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết.
Theo nghean.dcs.vn.

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Chính sách nào về kinh tế không phải do chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trong những năm 1930 - 1931?

Chính sách cải cách ruộng đất không phải do chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trong những năm 1930 - 1931.

Chính quyền Xô viết ở một số vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh được thành lập trong khoảng thời gian nào?

Chính quyền Xô viết ở một số vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh được thành lập trong khoảng thời gian cuối năm 1930.

Bản chất của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là gì?

Bản chất của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Điều này được biểu hiện:
- Của dân: Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh là chính quyền của quần chúng nhân dân.
- Do dân: Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh được thành lập bởi sự đấu tranh của quần chúng nhân dân.

Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách gì trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục ?

Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục

Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã không thực hiện chính sách nào dưới đây trong thời gian tồn tại?

Trong thời gian tồn tại, chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thi hành nhiều chính sách để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, điều hành mọi mặt đời sống xã hội:- Về chính trị: quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân .....

Chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết vì:

Chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết vì chính quyền của liên minh công nông

Cuộc biểu tình lớn nhất và tiêu biểu nhất của nông dân Nghệ - Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 diễn ra ở

Cuộc biểu tình lớn nhất và tiêu biểu nhất của nông dân Nghệ - Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 diễn ra ở Hưng Nguyên.

Trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam, bản chất của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là

Trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam, bản chất của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là chính quyền của dân, do dân, vì dân.

Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là

Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân

Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô Viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?

Những chính sách mà chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh thực hiện trong suốt thời gian tồn tại (bãi bỏ các thứ thuế vô lý, chia lại ruộng đất công cho nông dân, thực hiện rộng rãi các quyền tự do dân chủ, xây dựng nền văn hóa mới…) đã chứng tỏ rằng Xô Viết Nghệ- Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của .....

đề trắc nghiệm lịch sử Thi mới nhất

X