Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan

Xuất bản: 16/10/2020 - Cập nhật: 30/08/2023 - Tác giả: Phạm Dung

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là gì? Câu hỏi nằm trong bộ đề Trắc nghiệm GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

Câu Hỏi Và Trả lời

CÂU HỎI

Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là gì?

TRẢ LỜI

Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là lương tâm

.

Lương tâm là gì?

Lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân. Tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội. Nó được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.

Là một phần của tính cách giúp bạn xác định đúng và sai. Là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Nó luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động.

Câu hỏi liên quan
Điểm giống nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục, tập quán là?

Điểm giống nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục, tập quán là phương thức điều chỉnh hành vi.

Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là?

Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là

Nền đạo đức mới của nước ta hiện nay là ?

Nền đạo đức mới của nước ta hiện nay là:
+ Nền đạo đức tiến bộ.
+ Nền đạo đức phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.
+ Nền đạo đức kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

Đạo đức bị chi phối bởi giai cấp nào?

Đạo đức bị chi phối bởi giai cấp thống trị.

Hãy lấy một ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội

Các hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức như:
+ Con cái không nghe lời cha mẹ
+ Học trò vô lễ với thầy cô
+ Vô lễ, hổn láo với người lớn

Điểm giống nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán:

Điểm giống nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán là mang tính giai cấp.

Sự khác nhau giữa đạo đức với pháp luật là:

Sự khác nhau giữa đạo đức với pháp luật là: Mang tính bắt buộc.

Hành động nào là biểu hiện của đạo đức ?

Hành động là biểu hiện của đạo đức:
  • Ủng hộ người nghèo.
  • Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.
  • Tuyên truyền về an toàn giao thông.
​Nhắc lại: Đạo đức là một trong những tính cách và giá trị của một con người. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện về đạo đức, có lối sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
Em hãy nêu một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể cuả công dân đối với xã hội.

Một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể của công dân đối với xã hội:

+ Giữ vệ sinh ngoài đường phố, không xả rác bừa bãi để, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
+ Sống biết giúp đỡ mọi người, sẵn sàng chia sẻ những gì mình có với mọi người, ủng hộ cho người nghèo, bệnh tật.

đề trắc nghiệm gdcd 10 mới nhất

X