Trang chủ

Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và chủ trương thành

Xuất bản: 22/03/2023 - Cập nhật: 15/11/2023 - Tác giả: Chu Huyền

Câu Hỏi:

Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam là do ảnh hưởng của

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam là do ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
Giải thích:
- Năm 1911, cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc nổ ra đã lật đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Chính phủ Dân quốc, thi hành hàng loạt các chính sách tiến bộ.
Trước ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi, tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu cùng với một số người cùng chí hướng trong nước sang đã tuyên bố giải tán Duy tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục hội.
- Ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi là thực hiện độc lập dân tộc, đất nước giàu mạnh, nhân dân hạnh phúc, thực hiện phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Quốc. Đồng thời, Tổng Lãnh sự Trung Quốc đã từng bày tỏ: "Cuộc Cách mạng Tân Hợi cũng không thể tách rời sự ủng hộ và đóng góp của nhân dân Việt Nam.

Câu hỏi liên quan
Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là:

Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là thành lập Trung Hoa Dân quốc.

Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách mạng) họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống, đứng đầu Chính phủ lâm thời.

Ý nào không phải là ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)?

Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc không phải là ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911).

Mở đầu cuộc cách mạng Tân Hợi ( 1911) là cuộc khởi nghĩa ở đâu?

Mở đầu cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương ngày 10 - 10 - 1911.

Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã kết thúc?

Sự kiện Tôn Trung Sơn từ chức Đại tổng thống, Viên Thế Khải lên thay đánh dấu cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã kết thúc.
Ngày 29-12-1911, một chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. Tuy nhiên, những người lãnh đạo không kiên quyết lại vội vã thương lượng, đưa Viên Thế Khải - vốn là một đại thần của nhà Thanh lên thay Tôn Trung Sơn (2-1912) làm Tổng thống. Cách mạng coi như chấm dứt.

Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911) được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản?

Cách mạng Tân Hợi (1911) được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản vì nó đã giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, xác lập chế độ cộng hòa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911)?

'Không lật đổ được chế độ phong kiến' không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911).
Giải thích:
Hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911) là:
- Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.
- Không tích cực chống phong kiến đến cùng.
- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để:

Điểm cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để đó là: Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.

Kết quả của cuộc cách mạng Tân Hợi:

Kết quả của cuộc cách mạng Tân Hợi:
- Là cuộc cách mạng tư sản lật đổ triều đại Mãn Thanh, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
- Thành lập chế độ Cộng hòa, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Trung Quốc.

Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ?

Sự kiện Sắc lệnh "Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911) đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ.
Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh "Quốc hữu hóa đường sắt" nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, châm ngòi cho một cuộc cách mạng - Cách mạng Tân Hợi (1911).

Phong trào Ngũ Tứ đã khắc phục được hạn chế nào của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911?

Phong trào Ngũ Tứ đã khắc phục được hạn chế cơ bản của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là giương cao ngọn cờ chống đế quốc, bảo vệ quyền lợi cho Trung Quốc.

Đang xử lý...

đề trắc nghiệm lịch sử Thi mới nhất