"Mùng năm mười bốn hai ba / Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn" nói về yếu tố tín ngưỡng.
Giải thích:
Một số cách giải thích câu "Mùng năm mười bốn hai ba / Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn":
- Người ta cho rằng vào thời xa xưa khi phương tiện đi lại trên những chuyến đường dài chủ yếu là tàu thuyền. Các ngư dân lâu năm đều nhận thấy rằng cứ vào Mồng 5 Tết là lại sinh ra những dòng hải lưu bất thường, gây nguy hiểm cho thuyền bè ở vùng vịnh Bắc Bộ. Do đó, người ta thường ví những ngày đó là điềm xấu, ngày “con nước” nhất là đối với những người đang đi xa.
- Một nhận định khác lại cho rằng vào ngày Mồng 5, con người chịu tác động mạnh nhất của lực tương hỗ với mặt trăng. Chính nguồn năng lượng này khiến chúng ta bị mất tự chủ, dẫn đến những sai lầm trong tính toán và hành động. Thậm chí có lời đồn đại rằng một số nghiên cứu đã chỉ ra số vụ tai nạn trong những ngày này tăng cao hơn dịp khác rất nhiều.
- Dân gian từ xưa cho đến nay vẫn có phong tục xem ngày tốt xấu rồi mới "hành sự". Đây cũng là một trong những lí do dẫn đến kiêng kị trên. Cụ thể các cụ đã phát hiện một sự thật rằng các ngày 5 - 14 - 23 cộng lại đều bằng 5 (1 + 4 = 5, 2 + 3 = 5) mà theo quan niệm xưa số 5 thường được coi như sự nửa vời, không trọn vẹn nên những ngày này thường được gọi là “nửa đời, nửa đoạn” làm gì cũng giữa chừng, khó đạt được mục tiêu.
- Một lời giải thích khác là phong tục này bắt nguồn từ tục vi hành của các nhà vua xứ Trung (cứ cách 9 ngày là đi một lần, thường vào ngày 5 - 14 - 23 hàng tháng). Khi nhà vua đi vi hành người dân không được phép thấy mặt vua. Kiệu vua đi đến đâu là buộc phải đóng cửa ở trong nhà, không được lén nhìn, nếu phạm phải lập tức chém đầu.
Mùng năm mười bốn hai ba / Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn nói về yếu tố nào
Xuất bản: 11/11/2020 - Cập nhật: 04/11/2023 - Tác giả: Giang
Câu Hỏi:
Mùng năm mười bốn hai ba / Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn nói về yếu tố nào?
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm GDCD 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: B