Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Diễn giải: Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến -> Đây là phong trào theo khuynh hướng phong kiến với mục tiêu: Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến.
Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?
Xuất bản: 10/11/2020 - Cập nhật: 04/08/2023 - Tác giả: Hà Anh
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu đường lối và sự chỉ huy thống nhất. Dù phong trào diễn ra mạnh mẽ, thiếu sự đoàn kết và thống nhất đã khiến nó không thể trở thành một phong trào lớn, lan tỏa trong cả nước, đặc biệt sau khi vua Hàm Nghi bị bắt. Điều này làm mất .....
Do có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh, phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần Vương.
Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam bùng nổ sau khi phái chủ chiến phản công quân Pháp tại Huế thất bại.
Ý nghĩa của phong trào Cần Vương là nó đã tiếp nối truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam. Phong trào Cần Vương cũng giúp tiêu hao sinh lực địch, góp phần làm chậm quá trình bình định Việt nam cả thực dân Pháp. Phong trào cần vương cũng để lại nhiều bài học kinh...
Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là: Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến
Sau khi vua Hàm Nghị bị bắt, phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng, đặc biệt là ở Nam Trung Bộ.
Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, kéo dài lâu nhất trong phong trào Cần Vương. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần Vương
Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai.
Giải thích:
Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang ở Việt Nam (1858 - 1884), thực dân Pháp bắt tay vào thời kì bình định, tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt. Đây chính là động lực, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888), nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp.
- Các đáp án A, B, C: là đặc điểm giai đoạn 2 của phong trào Cần Vương (1888 – 1896)
- Đáp án D: Trong giai đoạn thứ hai của phong trào Cần Vương, phong trào tiếp tục phát triển, quy tụ thành những trung tâm lớn và ngày càng lan rộng => cũng có nghĩa phong trào dần phát triển theo chiều sâu.