Một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc và Luận cương chính trị của Trần Phú là chủ trương tập hợp lực lượng.
Một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái
Xuất bản: 16/06/2023 - Cập nhật: 15/10/2023 - Tác giả: Hà Anh
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Câu thơ sau đây của nhà thơ Chế Lan Viên phù hợp với sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười?
Câu thơ trên của nhà thơ Chế Lan Viên đề cập đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản (năm 1920). Đây là công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.
Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá "như chim én nhỏ báo hiệu mùa Xuân"?
Sự kiện được Nguyễn Ái Quốc đánh giá "như chim én nhỏ báo hiệu mùa Xuân" là vụ mưu sát tên toàn quyền Méclanh của Phạm Hồng Thái.
Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản là do
Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản là do phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn.
Giải thích:
Đầu năm 1930, ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Điều này ảnh hưởng sâu sắc dến sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Yêu cầu bức thiết là có 1 Đảng CS thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng VN. Yêu cầu đó đã thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
Do đâu Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930?
Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 do sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc.
Giải thích: Nhận ra mối nguy cơ trong việc 3 tổ chức Đảng hoạt động riêng rẽ, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức Đảng. Sự chia rẽ, mất đoàn kết đã làm phân tán sức mạnh chung của phong trào cách mạng, điều này nếu để lâu sẽ không có lợi cho cách mạng. Vì vậy, mặc dù chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc vẫn quyết định triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 để hợp nhất 3 tổ chức Đảng. Đây là một sự lựa chọn vô cùng đúng đắn, tạo ra bước ngoặt mới cho phong trào cách mạng Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng chính trị vô sản vào thời gian nào?
Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng chính trị vô sản vào năm 1920.
Giải thích:
Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Luận cương của Lê nin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập dân tộc và tự do của nhân dân Việt Nam, đó là con đường: cách mạng vô sản.
Luận cương chính trị (10 - 1930) xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là
Luận cương chính trị (10 - 1930) xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.
Sau khi về Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã làm gì để đào tạo cán bộ?
Sau khi về Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một số thanh niên Việt Nam trở thành cán bộ cách mạng.
Những điểm hạn chế của Luận cương chính trị 1930?
Những điểm hạn chế của Luận cương chính trị 1930 là chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa, đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản và không thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc
Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chinh trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khơi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo?
Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chinh trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khơi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa và nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam .....
Đường lối chiến lược của cách mạng Đông Dương được xác định như thế nào trong Luận Cương chính trị (10-1930)?
Luận cương khẳng định tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương (Đường lối chiến lược) lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa