Một khung dây hình vuông cạnh 4cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ

Xuất bản: 11/01/2021 - Cập nhật: 07/11/2023 - Tác giả: Chu Huyền

Câu Hỏi:

Một khung dây hình vuông cạnh 4cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ $B=2.10^{-5}T$. Từ thông qua hình vuông đó bằng $16.10^{-9}W^b$. Góc hợp bởi giữa véctơ cảm ứng từ và véctơ pháp tuyến của hình vuông đó là

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Góc hợp bởi giữa véctơ cảm ứng từ và véctơ pháp tuyến của hình vuông đó là $60°$

Chu Huyền (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về từ thông?

Phát biểu không đúng khi nói về từ thông là: Từ thông là một đại lượng có hướng.

Giải thích:
Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều: $Φ = B.S.cosα$
Trong đó $α = (\overrightarrow{n}, \overrightarrow{B})$ là góc hợp bởi pháp tuyến $\overrightarrow{n}$ của mặt phẳng khung dây và véc tơ cảm ứng từ $\overrightarrow{B}$.

Đơn vị của từ thông có thể là:

Đơn vị của từ thông có thể là tesla nhân mét bình phương ($T.m^2$).
Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều:
=> Đơn vị từ thông là vêbe (Wb).
1 Wb = 1$T.m^2$.

Từ trường không tồn tại ở đâu ?

Từ trường không tồn tại xung quanh điện tích đứng yên. Hay nói cách khác là xung quanh hạt mang điện đứng yên không có từ trường.
Giải thích: Từ trường là một dạng vật chất, mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong khoảng không gian có từ trường.

Để đặc trưng cho từ trường tại một điểm, người ta vẽ tại đó một véctơ

Để đặc trưng cho từ trường tại 1 điểm, người ta vẽ tại đó 1 véctơ $\overrightarrow{B}$: gọi là véctơ cảm ứng từ.
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường và được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó và tích của cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn đó.

Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc $100\pi $ rad/s quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung dây trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Số vòng dây của khung là 100 vòng, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây của khung là $\frac{{{{4.10}^{- 3}}}}{\pi }$ .....

Biểu thức suất điện động của khung:
$e = {E_0}\cos (\omega t - \frac{\pi }{2} + \varphi )$. Với $\varphi = \frac{\pi }{3}$ và ${E_0} = \omega N{\Phi _0}$ (với ${\Phi _0}$là từ thông cực đại qua một vòng) $ \to \,\,{E_0} = 100\pi .100.\frac{{{{4.10}^{ - 3}}}}{\pi } = 40\,V$ . $ \to \,e = 40\cos (100\pi t - \frac{\pi }{6})\,V$.

Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?

Để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường, ta đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc - Nam.

Trong công thức tính từ thông qua một khung dây, Ф = BS.cosα, góc α là góc giữa

Góc α là góc giữa véc-tơ cảm ứng từ và véc-tơ pháp tuyến của khung dây.

Roto của máy phát điện xoay chiều một pha là một nam châm có 4 cặp cực từ, quay với tốc độ 1500 vòng/phút. Mỗi cuộn dây của phần ứng có 50 vòng dây. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 5 mWb. Suất điện động cảm ứng hiệu dụng do máy tạo ra là:

Roto của máy phát có 4 cặp cực từ -> Phần ứng gồm 8 cuộn dây.
-> tốc độ góc ω = 2πf = $\frac{{2\pi np}}{{60}} = 200\pi $ (rad/s).
=> E = $\frac{{{E_0}}}{{\sqrt 2}} = \frac{{\omega NBS}}{{\sqrt 2}} = \frac{{\omega N{\Phi _0}}}{{\sqrt 2}} = 888V.$

Đồ thị biểu diễn suất điện động cảm ứng qua một mạch điện theo thời gian có dạng như hình vẽ. Từ thông qua mạch điện là

Ta thấy ${e_c}$ = const mà ${e_c} = - \left| {\frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right|$ → $\Phi $ phụ thuộc t theo hàm số bậc nhất.

Nếu gọi Φo là từ thông dưới mỗi cực từ, W là số vòng dây một pha, kdq là hệ số dây quấn thì suất điện động cảm ứng trong mỗi pha dây quấn của máy phát điện 3 pha có giá trị:

Nếu gọi Φo là từ thông dưới mỗi cực từ, W là số vòng dây một pha, kdq là hệ số dây quấn thì suất điện động cảm ứng trong mỗi pha dây quấn của máy phát điện 3 pha có giá trị: E = 4,44 f W kdq Φo

đề trắc nghiệm vật lý 11 mới nhất

X