Một este có CTPT là C3H6O2, có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3. CTCT của este đó là HCOOC2H5
Một este có CTPT là C3H6O2, có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3
Xuất bản: 15/12/2020 - Cập nhật: 01/11/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Este nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng gương
HCOOCH3 là este có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
HCOOCH3 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → 2Ag + 2NH4NO3 + NH4OCOOCH3
Điều kiện phản ứng
- Phản ứng xảy ra khi đun nóng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho HCOOCH3 vào dung dịch bạc nitrat trong amoniac, thấy có kết tủa (Ag) xuất hiện.
Etyl fomat là este có tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của etyl fomat là
Công thức của etyl fomat là HCOOC2H5.
HCOOC2H5 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → 2Ag + 2NH4NO3 + NH4OCOOC2H5
Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với dung dịch axit, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương do:
Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với dung dịch axit, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ.
Phương trình thủy phân:
C12H22O11 + H2O $\overset {axit;\,t^o} \rightarrow$ C6H12O6 + C6H12O6 C6H12O6 + Ag2O $\overset {NH3} \rightarrow$ C6H12O7 + 2Ag
Phản ứng tráng gương là phản ứng nào sau đây :
Phản ứng tráng gương: C6H12O6 + Ag2O $\overset {NH3} \rightarrow$ C6H12O7 + 2Ag ↓
Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là 1 đó là glucozơ.
Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường kiềm thu được hỗn hợp sản phẩm đều có phản ứng tráng gương. Cấu tạo của este là:
Thủy phân C4H6O2 thu được hỗn hợp các sản phẩm đều có phản ứng tráng gương nên X có cấu tạo: HCOO-CH=CH-CH3.
Trong công nghiệp, người ta thường dùng chất nào trong số các chất sau để thủy phân lấy sản phẩm thực hiện phản ứng tráng gương, tráng ruột phích?
Trong công nghiệp, người ta thường dùng tinh bột để thủy phân lấy sản phẩm thực hiện phản ứng tráng gương, tráng ruột phích.
Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 34,2 gam saccarozơ rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Tính lượng Ag tạo thành sau phản ứng, biết hiệu suất cả quá trình tráng gương là 80%?
Lượng Ag tạo thành sau phản ứng (hiệu suất cả quá trình tráng gương là 80%) là 34,56 gam.
X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở không cho phản ứng tráng gương (trong đó X no, Y và Z có 1 liên kết đôi C = C trong phân từ). Đốt cháy 23,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với O2 vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 137,79 gam so với trước phản ứng. Mặt .....
X: CnH2nO2 (a mol)
Y, Z: CmH2m-2O2 (b mol)
→ nNaOH = a + b = 0,3 (1)
mE = a(14n + 32) + b(14m + 30) = 23,58 (2)
nCO2 = na + mb
nH2O = na + mb – b
Δm = 44(na + mb) + 18(na + mb – b) – 197(na + mb) = -137,79 (3)
Giải hệ (1)(2)(3):
na + mb = 1,01
a = 0,22, b = 0,08
→ 0,22n + 0,08m = 1,01
Để tráng một số lượng gương soi có diện tích bề mặt 0,35 m² với độ dày 0,1 μm người ta đun nóng dung dịch chứa 30,6 gam glucozơ với một lượng dung dịch bạc nitrat trong amoniac. Biết khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm³, hiệu suất phản ứng tráng gương là 80% (tính theo glucozơ). Số lượng gương soi .....
Số lượng gương soi tối đa sản xuất được là 80.
mAg = 108.2.80%.30,6/180 = 29,376 gam
→ V Ag = 29,376/10,49 = 2,8 cm³
Mỗi tấm gương cần tráng lượng Ag có thể tích là 0,35.10000.0,1.10⁻⁴ = 0,035 cm³
→ Số lượng gương soi = 2,8/0,035 = 80 tấm.