Miễn dịch không đặc hiệu có tính bẩm sinh. Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Miễn dịch gồm miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.
Miễn dịch không đặc hiệu là loại miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có tiếp xúc với kháng nguyên. Có cơ chế là ngăn cản không cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể bằng các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể như da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp, nước mắt… Tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập (thực bào, tiết dịch phá hủy).
Miễn dịch đặc hiệu là dấu hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập, gồm 2 loại:
Miễn dịch thể dịch
- Phương thức miễn dịch: Cơ thể sản xuất ra kháng thể đặc hiệu.
- Cơ chế tác động: Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể → kháng nguyên không hoạt động được.
- Phương thức miễn dịch: Có sự tham gia của các tế bào T độc.
- Cơ chế tác động: Tế bào T độc tiết prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm khiến virut không nhân lên được.