Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là cuộc đấu tranh của giai cấp nông dân.
Bổ sung kiến thức:
Cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc, còn gọi là cách mạng Thái Bình Thiên Quốc, là một cuộc nổi loạn quy mô lớn ở Trung Quốc giữa phong trào Thái Bình Thiên Quốc do người Khách Gia thuộc dân tộc Hán lãnh đạo chống lại nhà Mãn Thanh.
Phong trào đấu tranh của nông dân nổi dậy khắp nơi. Từ năm 1841 đến 1851, trong vòng 10 năm có đến hơn 100 cuộc khởi nghĩa lớn. Đặc biệt vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, phong trào nông dân nổi dậy thường xuyên với quy mô đáng kể.
Nông dân tập hợp dưới ngọn cờ tôn giáo để chống phong kiến Mãn Thanh, chống bọn quan lại địa chủ địa phương đòi lập một xã hội trật tự và công bằng hơn.
Cuộc khởi nghĩa Thái bình thiên quốc kéo dài 14 năm (1851 - 1864), kết quả của cuộc khởi nghĩa này là nhân dân đã xây dựng được chính quyền Trung ương ở Nam Kinh và thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là cuộc đấu tranh của giai cấp nào?
Xuất bản: 20/10/2021 - Cập nhật: 10/11/2023 - Tác giả: Cao Mỹ Linh
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là xây dựng được chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh)
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là Hồng Tú Toàn.
Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc nổ ra tại Kim Điền (Quảng Tây)
Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc diễn ra trong 14 năm
Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc dưới sự lãnh đạo của Hồng Tú Toàn, nổ ra ngày 1/1/1851 ở Kim Điền (Quảng Tây), sau đó lan rộng ra nhiều địa phương khác. Cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 14 năm (từ 1851 đến 1864). Đây là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.