Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai (tháng 4 - 1882), Hoàng Diệu là người trấn thủ thành Hà Nội.
Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai (tháng 4 - 1882), ai là người
Xuất bản: 24/11/2020 - Cập nhật: 25/08/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất làNguyễn Tri Phương. Kết quả trận đánh kéo dài chưa đến một giờ, 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại. Quan đại thần nhà Nguyễn Nguyễn Tri Phương bị thương và bị bắt, thành Hà Nội thất thủ.
Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai làHoàng Diệu.
Người lãnh đạo quan quân triều đình chống lại cuộc tấn công thành Hà Nội lần thứ hai (1882) của quân Pháp là Tổng đốc Hoàng Diệu.
Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, Hoàng Diệu là người trấn thủ thành Hà Nội.
Lý thuyết:
Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883)
* Nguyên nhân:
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết => Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.
Thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội (lần thứ nhất) vào ngày 20 - 11 - 1873.
Theo SGK Lịch sử 11 trang 117
Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở SG phái đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.
Nguyễn Tri Phương là người đã lãnh đạo quân đội triều đình chống lại cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Hà Nội lần thứ nhất. Khi quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại.
Quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873 vì quân triều đình đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.
Trong trận chiến ở thành Hà Nội (năm 1873), quân triều đình dù đông vẫn bị quân Pháp đánh bại là do quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.
Cái chết của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, Tổng đốc Hoàng Diệu trong các cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội không chỉ thể hiện khí tiết của những vị quan lại yêu nước, chính trực mà còn cho thấy sự bất lực của quan quân nhà Nguyễn trong việc tổ chức chống Pháp.