Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, Hoàng Diệu là người trấn thủ thành Hà Nội.
Lý thuyết:
Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883)
* Nguyên nhân:
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết => Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.
* Thủ đoạn:
- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.
- Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc.
* Hành động xâm lược
- Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.
- Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.
Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội?
Xuất bản: 10/11/2020 - Cập nhật: 26/09/2023 - Tác giả: Hà Anh
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Năm 1858 Pháp tấn công Đà Nẵng với chiến thuậtđánh nhanh thắng nhanh. Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam. Chiều 31/8/1858, 3000 quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
Quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873 vì quân triều đình đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.
Khi thực dân Pháp mới đặt chân đến Việt Nam, triều đình đã cùng nhân dân kháng chiến chống Pháp, gây cho chúng nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đến năm 1862 triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. Điều này cũng chúng tỏ, tư tưởng chủ hòa đã xuất hiện...
Vào năm 1858, để tấn công vào Đà Nẵng, Pháp đã liên minh với quân đội Tây Ban Nha.
Pháp chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
Ngay từ đầu khi thực dân Pháp tấn nổ súng xâm lược nước ta (1-9-1858), nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp. Nhân dân đã kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả, đẩy lui nhiều đợt tấn công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện “vườn không nhà trống” gây .....
Trong những năm đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam (từ năm 1858 đến năm 1860), thực dân Pháp bị thiệt hại nặng nhưng vẫn đứng vững được ở Việt Nam để tiếp tục mở rộng xâm lược vì sai lầm về đường lối, chiến thuật của triều đình Huế.
Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam trước năm 1858 là chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng trong những năm 1858 – 1859 đã làm thất bại âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh”. của Pháp.
Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp (1858 - 1884) của nhân dân ta, tính chất chống phong kiến được thể hiện từ sau khi triều đình Huế ký hiệp ước Nhâm Tuất 1862 với thực dân Pháp.