Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định, quân Pháp đã thay đổi kế hoạch xâm lược Việt Nam là chuyển từ kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh sang chinh phục từng gói nhỏ.
Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định, quân Pháp đã thay đổi kế hoạch xâm lược
Xuất bản: 24/11/2020 - Cập nhật: 02/08/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng và Gia Định là
Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng và Gia Định là cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình.
Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định?
Nội dung không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định là: Gia Định không có quân triều đình đóng.
Giải thích
Thực dân Pháp chọn đánh vào Gia Định là do:
- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
Đâu không phải lý do trong năm 1859 thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định?
Sở dĩ thực dân Pháp lại chọn đánh vào Gia Định thay cho đánh ra Bắc Kì đầu năm 1859 là do:
- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
- Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
- Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
Lí do khiến cho quân Pháp đánh chiếm Gia Định và Nam Kì không phải là:
Lí do khiến cho quân Pháp đánh chiếm Gia Định và Nam Kì không phải là: có hệ thống giao thông đường bộ rất thuận lợi
Năm 1859, khi Pháp đánh Gia Định, ai đã đưa đội quân đồn điền của mình về sát cánh cùng quân triều đình chiến đấu?
Năm 1859, khi Pháp đánh Gia Định, Trương Định đã đưa đội quân đồn điền của mình về sát cánh cùng quân triều đình chiến đấu
Từ tháng 3 - 1860, Nguyễn Tri Phương được lệnh từ đâu vào Gia Định?
Từ tháng 3 - 1860, Nguyễn Tri Phương được lệnh từ Đà Nẵng vào Gia Định.
Sau khi chiếm được thành Gia Định năm 1859, quân Pháp phải dùng thuốc nổ phá thành, đốt trụi mọi kho tàng và rút quân xuống các tàu chiến là do?
Sau khi chiếm được thành Gia Định năm 1859, quân Pháp phải dùng thuốc nổ phá thành, đốt trụi mọi kho tàng và rút quân xuống các tàu chiến là do các đội dân binh ngày đêm bám sát và tiêu diệt chúng.
Khi được lệnh từ Đà Nẵng vào Gia Định (năm 1860), Nguyễn Tri Phương đã huy động hàng vạn quân và dân binh:
Khi được lệnh từ Đà Nẵng vào Gia Định (năm 1860), Nguyễn Tri Phương đã huy động hàng vạn quân và dân binh xây dựng Đại đồn Chí Hòa.
Theo SGK Lịch sử 11 trang 110
Từ tháng 3-1860, Nguyễn Tri Phương được lệnh từ Đà Nẵng vào Gia Định. Ông đã huy động hàng vạn quân và dân binh xây dựng Đại đồn Chí Hòa, vừa đồ sộ vừa vững chắc, nhưng vì không chủ động tấn công nên gần 1000 quân Pháp vẫn yên ổn ngay bên cạnh phòng tuyến của quân ta với một lực lượng từ 10 000 tới 12 000 người.
Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại ở Gia Định, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch
Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại ở Gia Định, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch "Chinh phục từng gói nhỏ"