Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra

Xuất bản: 01/12/2020 - Cập nhật: 12/08/2023 - Tác giả: Chu Huyền

Câu Hỏi:

Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra:

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết sinh trưởng của cây.

Hoocmôn thực vật (còn gọi là nội tiết tố thực vật) là những chất hóa học điều hòa sự phát triển của thực vật. Chúng thường được sản sinh bởi bản thân thực vật, nhưng một số hợp chất do vi khuẩn hay nấm tiết ra cũng có tác động lên tăng trưởng và phát triển của thực vật. Hiện nay có một lượng lớn hoocmôn thực vật được tổng hợp bởi con người và chúng được gọi là chất điều hòa tăng trưởng thực vật (PGR). 

Hoocmôn thực vật là các phân tử tín hiệu được tạo ra bên trong cây, và có thể có tác dụng ngay cả ở nồng độ cực thấp. Chúng điều tiết các quá trình cấp độ tế bào, có thể ở các tế bào đích lân cận nhưng cũng có thể di chuyển đến các địa điểm khác để gây tác dụng, tại các cơ quan chức năng khác của cây. Hoocmôn thực vật quyết định sự hình thành của hoa, thân, lá, các quá trình như rụng lá, và sự phát triển, chín và rụng của quả, cũng như giúp định hình cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hạt, thời gian ra hoa, giới tính của hoa. Chúng cũng ảnh hưởng đến hướng mọc của các mô, hình thành lá và tăng trưởng thân, quá trình phát triển và chín quả, tuổi thọ của cây...

Chu Huyền (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?

Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
Hoocmon ở thực vật có đặc điểm chung là:

  • Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
  • Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
  • Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.

Xitôkilin có vai trò:

Xitôkilin có vai trò kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm chậm sự hoá già của tế bào.

Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:

Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là: Auxin, Gibêrelin, Xitôkinin.
Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. Hiện nay có một lượng lớn hoocmôn thực vật được tổng hợp bởi con người và chúng được gọi là chất điều hòa tăng trưởng thực vật. Hoocmôn thực vật quyết định sự hình thành của hoa, thân, lá, các quá trình như rụng lá, và sự phát triển, chín và rụng của quả, cũng như giúp định hình cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hạt, thời gian ra hoa, giới tính của hoa. Chúng cũng ảnh hưởng đến hướng mọc của các mô, hình thành lá và tăng trưởng thân, quá trình phát triển và chín quả, tuổi thọ của cây, quá trình chết của cây.

Dùng hoocmôn thực vật nào sau đây để nuôi cấy tế bào và mô thực vật, kích thích chồi nách sinh trưởng?

Để nuôi cấy tế bào và mô thực vật, kích thích chồi nách sinh trưởng, ta có thể sử dụng hoocmôn thực vật xitokinin với nồng độ thích hợp.

Xitokinin là một loại hoocmôn thực vật được sản sinh ở rễ:

- Ở mức độ tế bào, nó kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào.

Để thúc hạt hay củ nảy mầm sớm, người ta thường sử dụng loại hoocmôn nào?

Để thúc hạt hay củ nảy mầm sớm, người ta thường sử dụng loại hoocmôn gibêrelin.
Gibberellin là một hoocmôn có tác dụng điều chỉnh sự phát triển ở thực vật và có ảnh hưởng tới một loạt các quá trình phát triển như làm cho thân dài ra, nảy mầm, ngủ, ra hoa, biểu hiện gen, kích thích enzyme và tình trạng già yếu của lá cũng như quả.

Hoocmôn ra hoa có tên gọi là gì?

Hoocmôn ra hoa có tên gọi là Florigen. 

Bổ sung kiến thức:
Florigen (hoặc hormone nở hoa) là phân tử giả thuyết giống như hormone và chịu trách nhiệm kiểm soát và/hoặc kích thích sự ra hoa ở thực vật. Florigen được sản xuất trong lá, và hoạt động trong mô phân sinh ngọn của chồi và các mấu đang lớn.

Ở sâu bướm, hoocmôn ecdixơn có tác dụng sinh lí nào sau đây?

Ở các loài sâu bướm, ecdixơn và juvenin là 2 loại hoocmôn có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển. Trong đó ecdixơn có tác dụng gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

đề trắc nghiệm sinh học 11 mới nhất

X