Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất?

Xuất bản: 14/10/2020 - Cập nhật: 06/09/2023 - Tác giả: Phạm Dung

Câu Hỏi:

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Vùng công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có quy mô lớn nhất.

Giải thích:

- Vùng công nghiệp có thể hiểu là vùng lãnh thổ rộng lớn (hàng ngàn hecta trở lên) được quy hoạch bao gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp.

- Các vùng công nghiệp được hình thành đều sở hữu các đặc điểm cơ bản như:

+ Điểm công nghiệp, dự án khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp nằm trong vùng công nghiệp phải có mối liên hệ mật thiết với nhau về mặt sản xuất.

+ Có các nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp trong vùng.

+ Vùng công nghiệp sẽ tập hợp rất nhiều ngành, trong đó một số ngành sẽ được xác định là trọng điểm và được đẩy mạnh trở thành các ngành đặc trưng của vùng.

Phạm Dung (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Trung Quốc là:

Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Trung Quốc gồm có Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Quảng Châu, Trùng Khánh.



Đặc biệt, tại Trung Quốc, các trung tâm công nghiệp lớn tập trung chủ yếu ở miền Đông. Đây là những khu vực đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế và sản xuất của quốc gia. Các thành phố lớn ở miền Đông Trung Quốc phải kể đến như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Vũ Hán nổi tiếng với cơ sở hạ tầng hiện đại, sự đa dạng trong các ngành công nghiệp và khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. Với sự tập trung đáng kể của các ngành công nghiệp quan trọng như điện tử, dệt may, ô tô, và công nghệ cao, miền Đông Trung Quốc tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước này.

Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta ở đâu?

Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Thông tin bổ sung
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất Việt Nam vì:
+ Cả hai đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội là trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Băc và nằm trong tam giác tăng trưởng phía Bắc; TP. Hồ Chí Minh là trung tâm của Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của Ấn Độ là

Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của Ấn Độ là Côn-ca-ta và Mum-bai.

Hai trung tâm công nghiệp hàng đầu ở Đồng bằng Sông Hồng là:

Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm công nghiệp hàng đầu ở Đồng bằng Sông Hồng.
Giải thích:
Cách 1: Dựa vào hình 21.2 SGK Địa lí lớp 9 trang 76.
Dựa vào hình 21.1 có thể thấy Hà Nội và Hải Phòng vừa có giá trị sản xuất CN lớn nhất và vừa có cơ cấu công nghiệp đa dạng nhất trong khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở

Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở Miền Đông nước này.

Các trung tâm công nghiệp lớn tạo nên "chuỗi đô thị" ở đảo Hôn-su của Nhật Bản là

Các trung tâm công nghiệp lớn tạo nên chuỗi đô thị ở đảo Hôn-su của Nhật Bản là Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê.

đề trắc nghiệm địa lý 10 mới nhất

X