Hình thức đấu tranh cao nhất trong cách mang tháng Hai năm 1917 là khởi nghĩa vũ trang. Do ảnh hưởng của chế độ phong kiến, mức độ phát triển sản xuất tư bản tại Nga chỉ tương đương một quốc gia trung bình tại châu Âu. Công nghệ lạc hậu, dựa nhiều vào sức người, năng suất thấp và phần lớn lợi tức phụ thuộc vào việc xuất khẩu các sản phẩm nguyên liệu thô sang phương Tây, nhất là Anh, Pháp và Đức. Phương Tây coi Nga vừa là nơi tiêu thụ hàng hóa, vừa là nơi cung cấp những nguyên liệu thô thiết yếu cho nền công nghiệp của họ.
Để dập tắt các phong trào đấu tranh dân chủ trong nước, Sa hoàng và lực lượng đại tư bản đã thẳng tay bóc lột và tước bỏ mọi quyền tự do của giai cấp công nhân, nông dân. Để duy trì quyền cai trị, Sa hoàng duy trì một đội quân thường trực đông đảo cùng với lực lượng cảnh sát, hiến binh sẵn sàng đàn áp các hành động chống đối trong biển máu. Chính những mâu thuẫn đan xen giữa giai cấp công nhân, nông dân Nga với tầng lớp tư bản, chủ nô, Sa hoàng và sự đấu tranh vì quyền lợi giữa bản thân giai cấp tư bản Nga với giới tư bản nước ngoài đã biến nước Nga phong kiến như một ly nước đầy và chỉ cần một giọt nước sẽ làm tràn ly.
Công nhân xuống đường biểu tình tại thủ đô Petrograd
Đỉnh điểm là sự can dự của Sa hoàng vào Thế chiến thứ nhất. Về mặt quân sự, đế quốc phong kiến Nga không sánh được với nước Đức công nghiệp hóa. Cuộc chiến kéo dài và quân đội Nga chịu nhiều thương vong hơn bất kỳ quốc gia nào phải chịu đựng trong các cuộc chiến tranh trước đó. Không chỉ thảm bại trên chiến trường, chiến tranh đã làm nền kinh tế nửa tư bản, nửa phong kiến của Nga bị hủy hoại đến vô vọng bởi các nỗ lực tìm nguồn lực duy trì chiến tranh tốn kém.
Ngày 8-3-1917, chị em công nhân các nhà máy ở thủ đô Petrograd (nay là Saint Petersburg) đã xuống đường biểu tình, tuần hành. Hoạt động trên đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà máy trong thành phố và nhanh chóng biến thành làn sóng không thể kiểm soát. Hơn 128.000 công nhân, nông dân đã xuống đường đấu tranh với khẩu hiệu: “Đả đảo chiến tranh'', “Đả đảo chế độ chuyên chế”, ''Bánh mì''… Hoạt động biểu tình, tuần hành tiếp tục duy trì trong nhiều ngày sau đó và tới ngày 10-3, khi các yêu sách của công nhân không được giới chủ tư bản và chính quyền Sa hoàng đáp ứng, các cuộc biểu tình đã biến thành khởi nghĩa vũ trang.