Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội, điều này
Xuất bản: 09/11/2020 - Cập nhật: 10/11/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Việc làm nào của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc bằng cách bỏ chức tiết độ sứ, lên ngôi vua.
Giải thích:
+ Việc Ngô quyền bỏ chức tiết độ sứ khẳng định nước ta là một quốc gia độc lập không phải là một quận của Trung Quốc.
Điểm độc đáo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là gì?
Điểm độc đáo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng.
Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?
Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc vì: Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một Quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt.
Mô hình nhà nước được Ngô Quyền xây dựng sau khi lên ngôi theo thể chế
Mô hình nhà nước được Ngô Quyền xây dựng sau khi lên ngôi theo thể chế quân chủ chuyên chế: đứng đầu triều đình là vua, quyết định mọi công việc chính trị, quân sự, ngoại giao; dưới vua có các quan văn, quan võ; ơ địa phương, các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là .....
Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu?
Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa
Những chiếc cọc gỗ ngầm của Ngô Quyền có điểm độc đáo là
Đầu của cọc gỗ được đẽo nhọn và bịt sắt để tăng thêm độ cứng cho cọc, dễ dàng phá thủng thuyền chiến của giặc.
Ngô Quyền mất năm bao nhiêu?
Ngô Quyền mất năm 944, cụ thể hơn thì Ngô Quyền mất ngày 14 tháng 2 năm 944.
Thông tin bổ sung
Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, lập ra nhà Ngô, trị vì từ năm 939 đến năm 944.
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã có hành động gì?
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
Kiến thức
Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp, Ngô Quyền xưng vương năm 939, chọn Cổ Loa (nay là Đông Anh - Hà Nội) làm kinh đô. (Theo SGK Lịch sử 7 trang 25)
Ngô Quyền là người thuộc
Ngô Quyền là người làng Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.