Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi
Xuất bản: 15/10/2020 - Cập nhật: 30/08/2023 - Tác giả: Phạm Dung
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi ... nằm trong bộ đề Trắc nghiệm GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức
Câu Hỏi Và Trả lời
Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là?
Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi làđạo đức
.
Đạo đứclà một từ Hán - Việt được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.Và người có đạo đức rất biết quan tâm người khác. Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi làlương tâm.
Lương tâm là gì?
Lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân. Tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội. Nó được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.
Điểm giống nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục, tập quán là phương thức điều chỉnh hành vi.
Nền đạo đức mới của nước ta hiện nay là:
+ Nền đạo đức tiến bộ.
+ Nền đạo đức phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.
+ Nền đạo đức kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Đạo đức bị chi phối bởi giai cấp thống trị.
Các hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức như:
+ Con cái không nghe lời cha mẹ
+ Học trò vô lễ với thầy cô
+ Vô lễ, hổn láo với người lớn
Điểm giống nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán là mang tính giai cấp.
Sự khác nhau giữa đạo đức với pháp luật là: Mang tính bắt buộc.
- Ủng hộ người nghèo.
- Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.
- Tuyên truyền về an toàn giao thông.
Một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể của công dân đối với xã hội:
+ Giữ vệ sinh ngoài đường phố, không xả rác bừa bãi để, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
+ Sống biết giúp đỡ mọi người, sẵn sàng chia sẻ những gì mình có với mọi người, ủng hộ cho người nghèo, bệnh tật.